Giá vàng tăng, 'đại gia' bán ngay 26 tấn
Giá vàng tăng từ đầu năm 2023, các đại gia buôn vàng - các quỹ ETF nhanh tay bán ra 26 tấn trong tháng 1.
Theo dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), giá vàng tăng 6% từ đầu năm nhưng các quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF) lại bán ròng.
Theo WGC, các quỹ ETF bán 26 tấn vàng, trị giá 1,6 tỷ USD trong tháng 1. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp, các quỹ ETF giảm lượng vàng nắm giữ. Các quỹ của châu Á và châu Âu bán ra mạnh hơn, đi ngược với xu hướng của năm ngoái.
Trong tháng 1, các quỹ ETF tại Bắc Mỹ bán ra 9 tấn vàng, trị giá 572 triệu USD. Các quỹ châu Á bán ra 3 tấn, trị giá 200 triệu USD.
Các quỹ khu vực Bắc Mỹ hưởng lợi do giá vàng tăng, trong khi USD giảm và lãi suất ổn định. Tại châu Âu, lãi suất tăng, đồng tiền mạnh lên, chứng khoán ổn định khiến các nhà đầu tư chuyển sự chú ý khỏi các quỹ ETF vàng.
Theo các nhà phân tích, giá vàng tăng 20% kể từ mức thấp nhất 2 năm vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, các quỹ ETF dường như không quan tâm tới mức tăng này.
Nhu cầu vàng của các quỹ giảm. (Ảnh: C.Hùng)
Các nhà phân tích tại WGC cho rằng, nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường bắt đầu chuyển hướng và có thể tạo ra một đợt tăng giá bền vững.
Juan Carlos Artigas, Giám đốc Nghiên cứu toàn cầu tại WGC, cho biết, giao dịch vàng trung bình trong ngày tăng 35% so với tháng 12. Khối lượng giao dịch trung bình của các sản phẩm phái sinh vàng tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một yếu tố quan trọng của thị trường vàng là nhu cầu lớn của các ngân hàng trung ương. Theo báo cáo gần đây của WGC, nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương đạt mức cao nhất lịch sử năm 2022, với giao dịch 1.136 tấn. Hơn 800 tấn vàng được giao dịch thời điểm cuối năm ngoái.
Từ đầu tháng 2/2023, giá vàng tăng đáng kể. WGC lạc quan về triển vọng của vàng trong năm nay.
Juerg Kiener, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc đầu tư của Swiss Asia Capital, dự báo, giá vàng đạt đỉnh ở mức 4.000 USD/ounce năm 2023.
Nguyên nhân bởi lãi suất tăng và suy thoái kinh tế. Ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng lãi suất. Điều này khiến vàng ngay lập tức trở nên hấp dẫn hơn. Ông cho biết, vàng cũng là tài sản duy nhất mà mọi ngân hàng trung ương sở hữu.
Chuyên gia này dự báo, giá vàng 2023 giao dịch trong khoảng 2.500-4.000 USD/ounce, cao gấp 1,5-2,5 lần so với con số 1.800 USD/ounce hiện nay.
GIAO DỊCH VÀNG KỶ LỤC 4.741 TẤN Theo Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng năm 2022 của WGC, nhu cầu mua vàng thỏi của các nhà đầu tư và hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương trong năm 2022 tăng mạnh. Nhu cầu vàng toàn cầu năm 2022 tăng 18% lên 4.741 tấn, gần bằng với kỷ lục của năm 2011. Đáng chú ý, riêng trong quý IV, lượng vàng giao dịch là 1.337 tấn. Trong khi đó, nhu cầu nắm giữ vàng của các quỹ ETF (giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng) lại giảm 110 tấn. Dòng tiền giao dịch của các quỹ tốt hơn đáng kể so với năm 2021. Nhu cầu vàng thỏi và tiền xu tăng lên mức cao nhất 9 năm là 1.217 tấn, tăng 2% so với năm 2021. Các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vàng trong năm qua. Trong quý IV/2022, các ngân hàng trung ương mua 417 tấn vàng. Năm 2022, các ngân hàng trung ương đã mua 1.136 tấn vàng, mức cao nhất kể từ 1967. |
Nguồn: https://vietnamnet.vn/
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11/2024: Một nhà băng tăng mạnh, cán mốc 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/11/2024: Agribank 'vô địch' nhóm Big4 kỳ hạn ngắn
- Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?
- Fed tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán lập đỉnh
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/11/2024: Ngân hàng Big4 liên tục tăng lãi huy động
- Hơn 1,2 triệu tỷ trong Quỹ BHXH: Là số dư sổ sách, không phải tiền ở tài khoản
- Giá USD ngân hàng diễn biến trái chiều