Giao địa phương quản lý, bảo trì đường quốc lộ để phát huy nguồn lực tại chỗ
Việc phân cấp, phân quyền cho các tỉnh thành quản lý, bảo trì đường quốc lộ sẽ giúp địa phương chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ, tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội.
Tại Dự thảo Luật Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất phân cấp, phân quyền cho cấp tỉnh, Thành phố quản lý, bảo trì đường quốc lộ.
Giao địa phương quản lý, bảo trì đường quốc lộ để phát huy nguồn lực tại chỗ, tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội. Ảnh minh hoạ.
Qua đó tăng cường huy động vốn, nguồn lực của địa phương tham gia đầu tư phát triển, quản lý, khai thác sử dụng, bảo trì hệ thống đường bộ quốc gia và tạo điều kiện cho địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực vận tải đường bộ.
Hiện công tác quản lý bảo trì vẫn chưa được phân cấp cho các địa phương do vướng mắc về pháp luật quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Giao thông đường bộ và các thủ tục phân bổ ngân sách.
Theo Luật Ngân sách, vốn bảo trì quốc lộ thuộc vốn chi thường xuyên từ ngân sách Trung ương. Thẩm quyền giao ngân sách Trung ương lại thuộc Quốc hội và Thủ tướng.
Về thẩm quyền của Thủ tướng, chỉ giao dự toán ngân sách cho cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, không giao được cho UBND tỉnh, thành phố.
Ngoài ra Luật Quản lý tài sản công đang quy định: Tài sản công đang ở cấp nào, cơ quan nào thì cơ quan đó phải quản lý sử dụng. Quốc lộ là tài sản công thuộc Trung ương quản lý, được hạch toán tại Bộ GTVT và Bộ Tài chính là đầu mối quản lý tài sản công quốc gia.
Bộ GTVT có trách nhiệm lập, bảo quản, sử dụng, khai thác đúng mục đích theo công năng của tuyến đường.
Đánh giá của một số Sở GTVT cho thấy việc phân cấp, phân quyền cho các tỉnh quản lý, bảo trì quốc lộ sẽ giúp các địa phương chủ động, phát huy nguồn lực tại chỗ.
Tháo gỡ được vướng mắc khi địa phương muốn sử dụng ngân sách để đầu tư cao tốc, nâng cấp các tuyến quốc lộ để phát triển du lịch và phát huy được công tác quản lý gần nhất.
Thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong số hơn 24.000 km quốc lộ hiện nay của cả nước, có đến 60% đang ủy thác cho các Sở GTVT quản lý bảo trì.
Thực hiện cơ chế tài chính ủy thác, Bộ GTVT xây dựng kế hoạch, lập danh mục và phân bổ nguồn vốn bảo trì hàng năm cho các Sở GTVT.
Khi phân cấp, phân quyền cho địa phương, Bộ GTVT sẽ không liên quan đến nguồn vốn, trực tiếp chuyển về cho các địa phương sử dụng quản lý bảo trì quốc lộ. Dự thảo Luật Đường bộ cũng cho phép địa phương dùng ngân sách để đầu tư quốc lộ.
Quy định này giúp các địa phương có điều kiện chủ động bảo trì, đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, huy động được nguồn ngân sách dư của địa phương để cùng Trung ương phát triển hạ tầng.
Nguồn
https://congluan.vn/giao-dia-phuong-quan-ly-bao-tri-duong-quoc-lo-de-phat-huy-nguon-luc-tai-cho-post193291.html
- Siêu thị 0 đồng phục vụ bệnh nhân ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh
- Cảnh báo mạo danh cơ quan BHXH yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cập nhật thẻ BHYT trên ứng dụng VssID
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí
- Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước như chiến dịch, ngày hội của toàn dân
- Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
- 1.337 chỉ tiêu tại Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
- Vụ máy bay rơi tại Bình Định: Đã liên lạc được với cả hai phi công