Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 2/3: Đua bán cổ phiếu bank, bán ròng tới 1.150 tỷ đồng
Không chỉ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng gia tăng sức ép khi xả mạnh các cổ phiếu ngân hàng và đã có phiên bán ròng lên tới 1.150 tỷ đồng trong phiên 2/3.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 28,7 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.116,5 tỷ đồng, giảm 31,26% về lượng và 25,7% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua (ngày 1/3).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 55,37 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 2.281,85 tỷ đồng, tăng 71,93% về lượng và 68,41% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 26,67 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 1.165,35 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó mua ròng 9,55 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 148,53 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu DGC với giá trị đạt 22,6 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 139.100 đơn vị.
Tiếp theo đó là VCB và PVD cùng được mua ròng hơn 10,5 tỷ đồng, còn lại các mã được mua ròng chưa tới 10 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HDB với khối lượng đạt 5,52 triệu đơn vị, giá trị tương ứng đạt 153,66 tỷ đồng.
Một mã bank khác cũng bị bán ròng mạnh là CTG với khối lượng đạt hơn 3,23 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 104,82 tỷ đồng.
Các mã bị bán ròng mạnh khác là HPG đạt 130,42 tỷ đồng (2,78 triệu đơn vị), KBC đạt 77,15 tỷ đồng (1,36 triệu đơn vị), VIC đạt 67,3 tỷ đồng, VND đạt 63,89 tỷ đồng…
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại đã mua vào 770.310 đơn vị với tổng giá trị 35,78 tỷ đồng, tăng 154,23% về lượng và 202,2% về giá trị so với phiên trước đó.
Ngược lại, bán ra 890.600 đơn vị, giá trị tương ứng 30,88 tỷ đồng, giảm 19,11% về lượng và 21,88% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 120.290 đơn vị, giảm 84,93% so với phiên trước. Tổng giá trị là mua ròng 4,9 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 27,69 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với khối lượng đạt 219.500 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 16,53 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, PLC được mua ròng 4,17 tỷ đồng, SCI được mua ròng 1,76 tỷ đồng, PVS được mua ròng hơn 1,3 tỷ đồng…
Trái lại, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất cổ phiếu TNG với khối lượng 465.500 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 15,89 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp là PVI bị bán ròng 43.000 đơn vị, giá trị tương ứng 2,18 tỷ đồng và THD bị bán ròng 1,32 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 446.000 đơn vị, giá trị tương ứng 19,53 tỷ đồng, giảm 40,24% về lượng và 13,39% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 226.290 đơn vị, giá trị 9,9 tỷ đồng, giảm 43,38% về lượng và 41,28% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 219.710 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 9,63 tỷ đồng, giảm 30,53% về lượng nhưng tăng 69,24% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất QNS với khối lượng 66.100 đơn vị, giá trị tương ứng 3,07 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, VEA được mua ròng 2,28 tỷ đồng và VTP được mua ròng 1,33 tỷ đồng.
Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu MCM với giá trị đạt hơn 1 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 18.700 đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 2/3, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 26,57 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 1.150,82 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua ngày 1/3 mua ròng 9,07 triệu đơn vị, tổng giá trị là mua ròng 126,53 tỷ đồng.
Theo TNCK
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giao-dich-chung-khoan-khoi-ngoai-ngay-2-3-dua-ban-co-phieu-bank-ban-rong-toi-1-150-ty-dong-post292129.html
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức