Hà Nội ban hành Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội
Sáng 4-10, HĐND thành phố đã nhất trí cao việc ban hành Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
Sáng 4-10, HĐND thành phố đã nhất trí cao việc ban hành Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương trình bày tờ trình tại kỳ họp. Ảnh: Viết Thành
Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố, ngân sách cấp huyện ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện.
HĐND thành phố cũng quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Trong đó, tín dụng đối với học sinh, sinh viên (học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình có từ 2 con trở lên đang học tại các trường đại học hoặc tương đương đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật); hộ gia đình có vợ/chồng là người dân tộc thiểu số/người khuyết tật, hoặc có vợ/chồng đã chết; hộ gia đình có thành viên là đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật về người có công.
Tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường gồm: Hộ gia đình cư trú tại phường thuộc quận, thị xã trên địa bàn thành phố chưa có công trình cấp nước, công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.
Tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm gồm: Người lao động có việc làm đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của người lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố được Cục Thống kê thành phố Hà Nội công bố theo từng năm.
Giải quyết thủ tục vay vốn cho người dân tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Vì. Ảnh: HNM
Theo nhận định của các đại biểu HĐND thành phố, mục đích ban hành chính sách này nhằm mở rộng đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo thuận lợi cho các đối tượng khó khăn trên địa bàn thành phố được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi phục vụ nhu cầu học tập, đời sống, việc làm, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của thành phố và các quận, huyện, thị xã về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Thủ đô.
Bên cạnh đó, cũng tạo sự khác biệt, ưu việt riêng có của nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội so với nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn các tỉnh, thành phố khác ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, gắn với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội đặc thù của Thủ đô.
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024