Hà Nội sắp có 3 toà nhà ở xã hội cho thuê; tồn kho bất động sản ‘phình to’
Bất động sản tuần qua nổi bật với tin tức về đấu giá đất ở Hoài Đức hạ nhiệt; ký túc xá 1.900 tỷ bỏ hoang sắp chuyển thành nhà ở xã hội; tồn kho bất động sản phình to, giá nhà đất vẫn tăng liên tục…
Dân 'tố' mua nhà ở xã hội phải trả tiền ‘chênh’, Sở Xây dựng Hải Phòng nói gì?
Sở Xây dựng TP.Hải Phòng cho biết, cơ quan này đã nhận được thông tin phản ánh việc người dân khó tiếp cận mua NƠXH hoặc muốn mua được căn hộ như ý phải trả một khoản tiền "chênh" thông qua môi giới thường gọi là "cò mua bán" với mức chênh lên tới vài chục hoặc vài trăm triệu đồng.
Quá trình làm việc với UBND các quận và một số người dân phản ánh cho thấy, khoản chênh lệch này không phải là phí môi giới mà là chi phí cho các dịch vụ: hợp đồng dịch vụ tư vấn tại các sàn giao dịch bất động sản từ 50-120 triệu đồng/căn hộ và có thể còn cao hơn (tùy vị trí, diện tích...); hợp đồng thi công nội thất khoảng 50 triệu đồng/căn hộ; hợp đồng lắp ống đồng điều hòa khoảng từ 7-15 triệu đồng/căn hộ (tùy theo diện tích...). (Xem chi tiết)
Ngã ngửa với những cuộc gọi của môi giới, ‘thổi giá’ nhà tăng cao rồi mất hút
Anh Hoàng Tùng liên tục nhận được những cuộc gọi từ các môi giới hỏi mua nhà với giá cao, nói rằng sẽ dẫn khách đến đặt cọc ngay nếu anh đồng ý bán. Nhưng sau gần một tháng chốt bán, vẫn không có môi giới nào dẫn khách đến xem nhà hay đặt cọc.
Nhiều người cân nhắc việc mua nhà, chờ đợi để bất động sản giảm giá, bởi mức giá hiện tại chưa hợp lý. Ảnh minh họa: Hồng Khanh
Ông T.L - một môi giới bất động sản đã giải nghệ, tiết lộ, việc liên tục gọi cho chủ nhà hỏi mua nhà với giá cao không phải hiện tượng mới, nhất là trong những giai đoạn thị trường đang nóng. Đây là cách để tạo cảm giác nhu cầu lớn, khiến chủ nhà tưởng rằng giá trị bất động sản của mình tăng mạnh. (Xem chi tiết)
Chung cư sốt 'xình xịch', trầy trật rao bán căn hộ nửa năm vẫn ‘ế’ khách
Giá chung cư liên tục tăng cao, gấp đôi, gấp ba khiến nhiều chủ nhà quyết định bán căn hộ. Nhưng dù đăng bán ròng rã nhiều tháng, các căn hộ vẫn trong tình trạng “ế” khách.
Theo các chuyên gia bất động sản, khi giá chung cư liên tục tăng cao, sẽ có một bộ phận người mua có tâm lý FOMO, mua nhanh sợ giá tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, giá tăng quá nhanh, tăng gấp đôi, gấp ba trong thời gian ngắn nên cũng sẽ có nhiều người mua cho rằng thị trường đang “ngáo giá”, đợi giá giảm mới xuống tiền.
Một yếu tố khác khiến chủ nhà khó bán là do căn hộ đã bị “thổi giá”, giá bán cao hơn nhiều giá trị thực. Nhiều chủ nhà thường lấy giá do môi giới đăng trên mạng để làm giá tham chiếu cho căn hộ của mình. (Xem chi tiết)
Đấu giá đất Hoài Đức 'giảm nhiệt', giá trúng cao nhất bao nhiêu?
Hôm 4/11, sau 11 vòng đấu, phiên đấu giá 20 lô đất ở xã Tiền Yên - Xứ đồng Lòng Khúc, huyện Hoài Đức (Hà Nội) kết thúc với giá trúng cao nhất 103,3 triệu đồng/m2 (gấp hơn 14 lần khởi điểm), thấp nhất hơn 85 triệu đồng/m2.
Phiên đấu giá hôm 4/11, phía bên ngoài không còn cảnh đám đông nhà đầu tư, hội nhóm môi giới tụ tập như hôm 19/8. Ảnh: Tiến Anh
So với phiên đấu giá 19 lô đất trước đó diễn ra cuối tháng 8, phiên đấu giá hôm nay đã hạ nhiệt hơn từ số lượng người tham gia đến giá trúng.
Cuộc đấu giá lần này chỉ thu hút hơn 100 khách hàng, giảm gần 5 lần so với phiên đấu giá trước với hơn 500 người và khoảng 1.500 bộ hồ sơ tham gia đấu giá. (Xem chi tiết)
Tồn kho bất động sản phình to, giá nhà đất vẫn tăng liên tục
Lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền có 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý II, theo Bộ Xây dựng. Trong khi đó, hiện tượng tăng giá có tính cục bộ dẫn đến tác động làm tăng giá chung.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội nhìn nhận, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho bất động sản bên cạnh việc một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong việc thanh khoản sản phẩm cũng có hiện tượng “ôm” hàng chờ tăng giá, tìm kiếm lợi nhuận cao. (Xem chi tiết)
Cận cảnh ký túc xá 1.900 tỷ bỏ hoang sắp chuyển thành nhà ở xã hội
Dự án xây dựng khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, trên diện tích 40.000m², gần cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Vành đai 3 - những tuyến giao thông huyết mạch của Hà Nội.
Sau hơn 10 năm xây dựng, hiện chỉ có ba khối nhà A1, A5 và A6 hoàn thành. Các khối A2 và A3, A4 mới chỉ xây dựng phần thô và chưa hoàn thiện.
TP Hà Nội mới đây đã yêu cầu Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án công trình dân dụng khẩn trương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức thẩm định về chuyển đổi các tòa A2, A3, A4 khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) sang nhà ở xã hội (NƠXH) cho thuê. (Xem chi tiết)
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11/2024: Một nhà băng tăng mạnh, cán mốc 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/11/2024: Agribank 'vô địch' nhóm Big4 kỳ hạn ngắn
- Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?
- Fed tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán lập đỉnh
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/11/2024: Ngân hàng Big4 liên tục tăng lãi huy động
- Hơn 1,2 triệu tỷ trong Quỹ BHXH: Là số dư sổ sách, không phải tiền ở tài khoản
- Giá USD ngân hàng diễn biến trái chiều