Hàng loạt doanh nghiệp gas ấm ức "tố" Vạn Lộc chiếm giữ vỏ bình gas trái phép
Hàng loạt doanh nghiệp gas trong nước đã "tố" hành vi chiếm giữ trái phép vỏ bình gas trái phép của Công ty Vạn Lộc.
Mới đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã có công văn gửi Ban Chỉ đạo 389 TW, Công an Hà Nội và Tổng cục Quản lý thị trường về vi phạm thương hiệu Petrovietnam của Công ty CP Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Khí Gas Hóa Lỏng Vạn Lộc (Công ty Vạn Lộc) trong hoạt động kinh doanh LPG.
Ông Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí khẳng định: Nhãn hiệu Petrovietnam và Petrovietnam Gas đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng sở hữu từ năm 2010 và chỉ có Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) và Công ty CP kinh doanh LPG Việt Nam (PV Gas LPG) được quyền sử dụng 2 nhãn hiệu này.
Hàng nghìn bình gas mang nhiều thương hiệu khác nhau tập kết ở Công ty Cổ phần Kinh doanh và Xuất nhập khẩu khí gas hóa lỏng Vạn Lộc.
Ngoài ra, năm 2020, PVN ủy quyền cho 2 công ty trên thay mặt PVN thực hiện các công việc nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của PVN với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu Petrovietnam và Petrovietnam Gas.
Theo báo cáo của PV Gas và PV Gas LPG, PVN được biết nhãn hiệu của PVN đang bị Vạn Lộc chiếm giữ, sử dụng sai mục đích trong lĩnh vực kinh doanh LPG. Vì vậy, PVN đề nghị cơ quan chức năng xác minh hành vi chiếm giữ trái phép vỏ bình gas để bảo vệ thương hiệu PVN.
Không chỉ PVN, nhiều doanh nghiệp gas trong nước cũng đã có công văn gửi tới các cơ quan chức năng “tố” hành vi mua bán, chiếm giữ, huỷ hoại, chuyển đổi trái phép vỏ bình gas trái phép của Vạn Lộc.
Đơn cử, Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam, Chi nhánh Bắc Bộ cho biết: Công ty Vạn Lộc không được phía LPG Việt Nam cho phép sử dụng, quản lý, giám sát và sản xuất, chiết nạp, kinh doanh các sản phẩm bình gas mang nhãn hiệu Petrovietnam Gas.
Vì vậy, đại diện LGP Việt Nam cần cơ quan chức năng minh bạch việc công ty này chiếm giữ trái phép chai LPG nhãn hiệu Petrovietnam, Petrovietnam Gas để thực hiện mục đích gì.
Trong khi đó, Công ty CP dầu khí EPIC, Công ty TNHH dầu khí Quảng Trị cũng gặp tình cảnh tương tự. Trong đơn gửi đến cơ quan chức năng, công ty này cho biết họ nhận thấy một số lượng lớn vỏ chai LPG mang nhãn hiệu OCEANUS, EPIC GAS, EPIC PETROL của công ty đưa ra thị trường nhưng không quay trở về chủ sở hữu (bị thất thoát tài sản).
Qua điều tra, phát hiện Công ty Vạn Lộc có nhiều vỏ chai thương hiệu OCEANUS, EPIC GAS, EPIC PETROL.
Trước đó, vào ngày 29/3, cơ quan chức năng Hà Nội đã tiến hành điều tra làm rõ vụ việc hàng nghìn bình gas mang nhiều thương hiệu khác nhau tập kết ở Công ty Cổ phần Kinh doanh và Xuất nhập khẩu khí gas hóa lỏng Vạn Lộc (Gas Vạn Lộc), địa chỉ ở Lô CN4 – Khu công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội.
Tại đây, cơ quan chức năng ghi nhận có hàng chục nghìn vỏ bình gas Petrovietnam Gas được tập kết trái phép. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra và làm rõ.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/hang-loat-doanh-nghiep-gas-am-uc-to-van-loc-chiem-giu-vo-binh-gas-trai-phep-post188782.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine