Hộ nghèo tại TPHCM được hỗ trợ tối đa 90 triệu đồng khi mua nhà ở xã hội
Khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, hộ nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu sẽ được hỗ trợ tối đa 90 triệu đồng.
UBND TPHCM vừa ban hành quyết định hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội (NƠXH) cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo thuộc khu vực nông thôn và khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, khi mua, thuê mua NƠXH, hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn sẽ được hỗ trợ kinh phí lần lượt là 60 triệu đồng và 30 triệu đồng; tại vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu sẽ được hỗ trợ kinh phí lần lượt 90 triệu đồng và 45 triệu đồng.
Một dự án nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức, TPHCM. Ảnh: T.L.
Với những NƠXH đầu tư theo dự án và không sử dụng vốn đầu tư công, hộ nghèo và cận nghèo khu vực nông thôn được hỗ trợ tiền thuê lần lượt 2 triệu đồng/tháng và 1 triệu đồng/tháng. Thời gian được hỗ trợ không quá 5 năm.
Trong khi đó, những đối tượng này tại vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu khi thuê nhà sẽ được hỗ trợ kinh phí lần lượt 3 triệu đồng/tháng và 1,5 triệu đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ cũng không quá 5 năm.
Đối với việc thuê NƠXH thuộc tài sản công, UBND TPHCM quy định giảm 60% tiền thuê nhà cho các hộ nghèo và cận nghèo tại cả hai khu vực trên.
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11/2024: Một nhà băng tăng mạnh, cán mốc 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/11/2024: Agribank 'vô địch' nhóm Big4 kỳ hạn ngắn
- Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?
- Fed tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán lập đỉnh
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/11/2024: Ngân hàng Big4 liên tục tăng lãi huy động
- Hơn 1,2 triệu tỷ trong Quỹ BHXH: Là số dư sổ sách, không phải tiền ở tài khoản
- Giá USD ngân hàng diễn biến trái chiều