Khai mạc phiên họp lần thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phiên họp dự kiến kéo dài đến ngày 15/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Ảnh minh họa
8h00 sáng nay (13/02), tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.
Trong buổi sáng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội "xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước" và "xem xét việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (đợt 2)".
Theo chương trình phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, cho ý kiến về: dự án Luật Phòng thủ dân sự; dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân; dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Ban thư ký; dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn thi hành nội quy kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (đợt 2).
Về công tác khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét: báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12-2022 và tháng 1-2023.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, quyết định thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh: An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Nguồn: Congly.vn
- Bị đề nghị án tử, bà Trương Mỹ Lan run giọng 'tinh thần bị cáo bấn loạn’
- Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn và giấc mơ giải thưởng khoa học 1 triệu USD
- Giải thưởng Bảo Sơn: Tấm lòng cao cả của một doanh nhân
- Phát động Giải thưởng Bảo Sơn tạo động lực cho phát triển
- Louis Palace - Nơi Kết Nối Sự Kiện Và Nghệ Thuật Ẩm Thực 5 Sao
- Dự báo thời tiết 2/4/2024: Miền Bắc và Trung Bộ nắng nóng đỉnh điểm
- Thư Chúc tết Giáp Thìn năm 2024
- Uống rượu ngâm có độc, 2 người đàn ông ở Hà Nội cùng đi cấp cứu ngày cận Tết
- Thủ tướng yêu cầu sáp nhập huyện xã xong trong quý 3