Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng 2,6 lần
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có 174 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công với với khối lượng 161,5 nghìn tỷ đồng (gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Ngày 5/8, Bộ Tài chính phát đi thông tin một số vấn đề được dư luận, xã hội, báo chí quan tâm liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính trong tháng 7/2024, trong đó có một số nội dung về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 7/2024, có 56 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công, với khối lượng khoảng 45 nghìn tỷ đồng (giảm 15% so với tháng 6/2024; tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023).
Cụ thể, phân theo loại hình doanh nghiệp phát hành: tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành 35,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 78% khối lượng phát hành), doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phát hành 5,5 nghìn tỷ đồng (12,1%); các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành khoảng 4,4 nghìn tỷ đồng (9,9%).
Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ gấp 2,6 lần. Ảnh: T.L |
Phân theo trái phiếu có tài sản đảm bảo (TSĐB): 6,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành có điều khoản bảo đảm (14% khối lượng phát hành). Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp BĐS có điều khoản bảo đảm chiếm 86,5%; trái phiếu của TCTD không có TSĐB.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có 174 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công với với khối lượng 161,5 nghìn tỷ đồng (gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Phân theo loại hình doanh nghiệp phát hành: tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành hơn 109 nghìn tỷ đồng (chiếm 67,5% khối lượng phát hành), doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phát hành gần 38,7 nghìn tỷ đồng (24%); các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành 13,8 nghìn tỷ đồng (8,5%).
Phân theo trái phiếu có tài sản đảm bảo (TSĐB): 24 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành có điều khoản bảo đảm (14,9% khối lượng phát hành). Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản có điều khoản bảo đảm chiếm 84,4%; trái phiếu của TCTD không có TSĐB. Khối lượng mua lại trước hạn là 88,8 nghìn tỷ đồng (giảm 36% so với cùng kỳ năm 2023).
Về tình hình thị trường thứ cấp, theo thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong 7 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị giao dịch đạt 566.857 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4.049 tỷ đồng/phiên.
|
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức