Kinh tế Việt Nam quý I/2022: Chính sách phục hồi đã tạo được động lực
Mới đây, Tổng cục Thống kê (GSO) đã công bố tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I/2022 với rất nhiều thông tin tích cực. Theo các chuyên gia, chương trình phục hồi đã tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
5 động lực hỗ trợ kinh tế tăng trưởng trong năm 2022
Theo Tổng cục Thống kê, GDP trong quý I/2022 tăng 5,03%. Cho dù mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn thời điểm xuất hiện đại dịch COVID-19, thế nhưng đã tăng mạnh so với năm 2020 và năm 2021.
Nhận định về sự tăng trưởng 5,03% trong quý I/2022, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng: Tăng trưởng GDP vượt mốc 5% và tăng dần qua các quý. Điều này cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để kinh tế không lỡ nhịp với đà phục hồi đã phát huy hiệu quả.
Họp báo về tình hình kinh tế quý I tại Tổng cục Thống kê ngày 29/3.
Theo bà Hương, một trong những lực đẩy cho nền kinh tế tăng trưởng đó là nhờ vào các chương trình phục hồi kinh tế của Quốc hội và Chính phủ. Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cùng với đó, sự ủng hộ của nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình phục hồi đã tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
“Kinh tế - xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại”, bà Hương nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Lê Trung Hiếu - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết có 5 động lực giúp GDP quý I/2022 tăng 5,03%.
Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%. Trong đó, nhiều ngành sản xuất tăng trưởng rất mạnh như, linh kiện điện thoại tăng 19%, bột ngọt tăng 15,7%, ô tô tăng 13,4%,...
Đặc biệt, ngành khai khoáng tăng trưởng 1,23%, đây là mức tăng trưởng dương kể từ quý I/2016, chủ yếu do khai thác than và quặng kim loại tăng đáp ứng thị trường tiêu thụ đang thuận lợi, giá cao. Riêng than đá xuất khẩu quý I/2022 tăng tới 216%.
Thứ hai, ngành nông nghiệp tiếp tục thể hiện là trụ đỡ nền kinh tế trong lúc khó khăn với mức tăng trưởng khá 2,45%. Kết quả đạt được do lúa vụ mùa Đồng bằng sông Cửu Long được mùa với năng suất tăng 7,4 tạ/ha; ngành chăn nuôi đang dần phục hồi, sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý I năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, khu vực dịch vụ có tăng trưởng khởi sắc, khi nhiều hoạt động dịch vụ trước đây do ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19 đã sôi động trở lại như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; ngành vận tải, kho bãi; ngành bán buôn và bán lẻ; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Thứ tư, hoạt động thương mại và dịch vụ dần sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước.
Quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn quý I năm 2020 và 2021: tăng 3,5% và 2,6%).
Thứ năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2022 đạt 176,4 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%.
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 809 triệu USD. Riêng nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt 82,4 tỷ USD tăng 14% so cùng kỳ năm trước (chiếm đến 94% tổng kim ngạch nhập khẩu).
“Như vậy các doanh nghiệp đã chủ động về nguồn nguyên liệu nhập khẩu để thúc đẩy sản xuất trong các tháng tiếp theo phục vụ xuất khẩu”, ông Hiếu nhấn mạnh.
5 động lực hỗ trợ kinh tế tăng trưởng trong năm 2022
Theo Tổng cục Thống kê, GDP trong quý I/2022 tăng 5,03%. Cho dù mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn thời điểm xuất hiện đại dịch COVID-19, thế nhưng đã tăng mạnh so với năm 2020 và năm 2021.
Nhận định về sự tăng trưởng 5,03% trong quý I/2022, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng: Tăng trưởng GDP vượt mốc 5% và tăng dần qua các quý. Điều này cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để kinh tế không lỡ nhịp với đà phục hồi đã phát huy hiệu quả.
Họp báo về tình hình kinh tế quý I tại Tổng cục Thống kê ngày 29/3.
Theo bà Hương, một trong những lực đẩy cho nền kinh tế tăng trưởng đó là nhờ vào các chương trình phục hồi kinh tế của Quốc hội và Chính phủ. Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cùng với đó, sự ủng hộ của nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình phục hồi đã tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
“Kinh tế - xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại”, bà Hương nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Lê Trung Hiếu - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết có 5 động lực giúp GDP quý I/2022 tăng 5,03%.
Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%. Trong đó, nhiều ngành sản xuất tăng trưởng rất mạnh như, linh kiện điện thoại tăng 19%, bột ngọt tăng 15,7%, ô tô tăng 13,4%,...
Đặc biệt, ngành khai khoáng tăng trưởng 1,23%, đây là mức tăng trưởng dương kể từ quý I/2016, chủ yếu do khai thác than và quặng kim loại tăng đáp ứng thị trường tiêu thụ đang thuận lợi, giá cao. Riêng than đá xuất khẩu quý I/2022 tăng tới 216%.
Thứ hai, ngành nông nghiệp tiếp tục thể hiện là trụ đỡ nền kinh tế trong lúc khó khăn với mức tăng trưởng khá 2,45%. Kết quả đạt được do lúa vụ mùa Đồng bằng sông Cửu Long được mùa với năng suất tăng 7,4 tạ/ha; ngành chăn nuôi đang dần phục hồi, sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý I năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, khu vực dịch vụ có tăng trưởng khởi sắc, khi nhiều hoạt động dịch vụ trước đây do ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19 đã sôi động trở lại như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; ngành vận tải, kho bãi; ngành bán buôn và bán lẻ; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Thứ tư, hoạt động thương mại và dịch vụ dần sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước.
Quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn quý I năm 2020 và 2021: tăng 3,5% và 2,6%).
Thứ năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2022 đạt 176,4 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%.
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 809 triệu USD. Riêng nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt 82,4 tỷ USD tăng 14% so cùng kỳ năm trước (chiếm đến 94% tổng kim ngạch nhập khẩu).
“Như vậy các doanh nghiệp đã chủ động về nguồn nguyên liệu nhập khẩu để thúc đẩy sản xuất trong các tháng tiếp theo phục vụ xuất khẩu”, ông Hiếu nhấn mạnh.
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11/2024: Một nhà băng tăng mạnh, cán mốc 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/11/2024: Agribank 'vô địch' nhóm Big4 kỳ hạn ngắn
- Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?
- Fed tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán lập đỉnh
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/11/2024: Ngân hàng Big4 liên tục tăng lãi huy động
- Hơn 1,2 triệu tỷ trong Quỹ BHXH: Là số dư sổ sách, không phải tiền ở tài khoản
- Giá USD ngân hàng diễn biến trái chiều