Năm 2023: Nhiều điểm mới trong giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Sang năm 2023, hoạt động GS, PBXH sẽ tập trung vào các vấn đề người dân bức xúc, cấp ủy có ý kiến chỉ đạo, nhất là GS cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (bên phải) tiếp nhận kinh phí ủng hộ Quỹ Vì người nghèo năm 2022.
Tập hợp sức mạnh của Nhân dân
Năm 2022, các cấp ủy đảng tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác GS và PBXH của MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Các hoạt động này có sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền. Qua hoạt động GS và PBXH cho thấy Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phát huy được lợi thế trong việc tập hợp sức mạnh của nhiều tổ chức, cá nhân đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
Cụ thể, trong năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì tổ chức giám sát công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh; GS việc triển khai công tác cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành (PARINDEX), chỉ số hiệu quả quản trị, hành chính công (PAPI) trên địa bàn tỉnh và tổ chức kiểm tra trực tiếp công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ Vì người nghèo, cũng như công tác cứu trợ các cấp trong tỉnh, giai đoạn 2016 - 2021. Còn cấp huyện tập trung GS những vấn đề người dân, cử tri có ý kiến, cấp ủy có chỉ đạo.
Về PBXH, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã góp ý, phản biện 235 văn bản có liên quan đến dự thảo luật, đề án, kế hoạch của địa phương.
Bà Phạm Thị Mỹ Linh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết công tác GS và PBXH của MTTQ gần đây được đánh giá cao, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phát huy được vai trò, nhiệm vụ của mình. Sau GS, các địa phương, đơn vị được GS có chuyển biến tích cực, điển hình là công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo, chỉ số PAPI.
Nông dân xã Vĩnh Thanh (huyện Phước Long) thu hoạch rau má. Ảnh: N.Q
Nâng chất hoạt động GS, PBXH
Bước sang năm 2023, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Mặt trận là tiếp tục phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; GS và PBXH, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổ chức PBXH một số dự thảo văn bản của cấp ủy, HĐND, UBND và các ngành có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tổ chức GS việc thực hiện chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV ứng cử trên địa bàn tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh khóa X; GS việc tổ chức triển khai thực hiện Quy định 124, ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về GS của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên” tại các huyện, thị xã, thành phố.
Đặc biệt là triển khai thực hiện Chỉ thị 18, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GS, PBXH của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện tốt Chỉ thị 18 sẽ tiếp tục phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc kiểm soát, GS quyền lực của Nhà nước đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định “MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”. Việc thực hiện tốt công tác GS, PBXH cũng chính là việc làm thiết thực để thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân GS, dân thụ hưởng”.
Nguyễn Quốc
Tôn trọng hoạt động GS, PBXH của Mặt trận
Tại hội nghị triển khai công tác Dân vận, Mặt trận năm 2023, đồng chí Lê Thị Ái Nam - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động GS, PBXH; phối hợp chặt chẽ với HĐND các cấp GS các hoạt động của chính quyền, của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND các cấp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Công tác này Tỉnh ủy đã giao Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ công xây dựng kế hoạch GS, PBXH để tránh trùng lắp với các cuộc thanh tra, kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra, cơ quan Thanh tra và giữa các đoàn thể, MTTQ với nhau. Tương tự, ở cấp huyện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy giao MTTQ Việt Nam cùng cấp chủ công xây dựng kế hoạch GS, PBXH.
Đồng thời, MTTQ Việt Nam các cấp lựa chọn vấn đề bức xúc để GS, như: chính sách đối với người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, doanh nghiệp; GS công tác bồi thường giải tỏa, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đặc biệt, quan tâm GS cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, cải cách hành chính, trong rèn luyện đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để kịp thời phát hiện sai phạm, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm. Trong năm 2022, MTTQ và các đoàn thể chưa thực hiện công tác GS cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ. Do đó năm nay, Tỉnh ủy chỉ đạo phải tăng cường thực hiện hoạt động này để Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể cùng đóng góp nhiều hơn vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Để công tác GS ở cơ sở có hiệu quả, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đề nghị MTTQ quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban GS đầu tư của cộng đồng. Thông qua GS đầu tư, uy tín của MTTQ và các đoàn thể sẽ được nâng lên. Ở cơ sở, nếu các ban này hoạt động mạnh thì góp phần lớn cho việc nâng cao chất lượng xây dựng các công trình công cộng ở địa bàn. Khi tiếp xúc cử tri, các đại biểu HĐND vẫn còn nghe dân phản ánh nhiều công trình kém chất lượng, không đạt yêu cầu.
Ở chiều ngược lại, lãnh đạo Tỉnh ủy cũng đề nghị chính quyền các cấp quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi về kinh phí, điều kiện vật chất để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động; tạo điều kiện để MTTQ và các đoàn thể thực hiện chức năng GS, PBXH, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo quy định của Bộ Chính trị và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Bên cạnh đó, lưu ý trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu góp ý và có văn bản trả lời đối với các kiến nghị, kết luận, báo cáo GS, PBXH của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Thời gian qua, việc này còn hạn chế, khi MTTQ và các đoàn thể tổ chức GS, PBXH xong, các cơ quan được GS chỉ ghi nhận rồi để đó, không triển khai thực hiện các kiến nghị của cơ quan GS. Năm 2023, đồng chí Lê Thị Ái Nam nhấn mạnh nếu cấp ủy, chính quyền địa phương nào thực hiện không tốt công tác này thì Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo Tỉnh ủy, kèm theo báo cáo GS, PBXH để Tỉnh ủy xem xét, có hướng xử lý.
M.Q
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?
- Tuyển dụng và bổ nhiệm công khai, minh bạch
- Môi trường làm việc
- Cải cách lương bổng
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo