Những bị cáo thoát án tử hình sau khi nộp tiền khắc phục hậu quả
Trong một số vụ án tham nhũng, số tiền phải khắc phục hậu quả rất lớn, nhiều trường hợp bị cáo đến phút chót mới chịu “đền tiền” để được thoát án tử hình.
Nhân vật từng gây chú ý trong việc bồi thường khắc phục hậu quả là cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ Công an) Nguyễn Duy Linh, bị đưa ra xét xử về tội "Nhận hối lộ".
Ông Nguyễn Duy Linh tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: TTXVN
Theo đó, ông Nguyễn Duy Linh bị cơ quan điều tra cáo buộc nhận tiền tỷ từ Phan Văn Anh Vũ, bị đề nghị truy tố ở khung hình phạt cao nhất về tội "Nhận hối lộ" với mức 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình theo Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tại phiên tòa ngày 6/11/2021, bị cáo Linh xin cùng gia đình nộp lại số tiền 5 tỷ đồng đã nhận hối lộ. Trên cơ sở đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) ghi nhận sự thành khẩn, tự giác nộp lại khoản tiền bất hợp pháp và cho bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật, nhận mức án ở dưới khung hình phạt.
Cuối phiên xét xử, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Linh 14 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Một trường hợp khác là cựu Tổng Giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn. Vào chiều ngày 4/5/2018, HĐXX phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết, tuyêt phạt y án tử hình với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại tòa.
Nhưng sau đó, nhiều người bất ngờ khi luật sư của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tiết lộ thông tin một doanh nhân sẵn sàng cho vay 32 tỷ đồng để cứu bị cáo Sơn khỏi án tử hình về hành vi tham ô 49 tỷ đồng.
Cụ thể, luật sư này cho biết, gia đình bị cáo Nguyễn Xuân Sơn sẽ tự lo 5 tỷ đồng, một doanh nhân là người bạn của bị cáo Sơn sẽ cho vay 32 tỷ đồng để nộp khắc phục hậu quả nhằm giúp bị cáo thoát khỏi mức án tử hình.
Thời điểm đó, vợ của bị cáo Sơn cho biết, ngoài doanh nhân trên còn có một số người bạn khác của chồng sẵn sàng góp tiền để hỗ trợ gia đình khắc phục hậu quả.
Ghi nhận việc gia đình, bạn bè ông Sơn cam kết nộp đủ 3/4 số tiền bị cáo bị quy kết tham ô, Tòa phúc thẩm kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Sơn từ tử hình xuống chung thân sau khi bị cáo Sơn khắc phục hậu quả ít nhất 3/4 số tiền.
Sau phiên phúc thẩm, gia đình bị cáo Sơn đã khắc phục hơn 3/4 số tiền. Vì vậy Chánh án TAND Tối cao đã có quyết định giảm hình phạt cho cựu Tổng Giám đốc OceanBank xuống mức án chung thân.
Trước đó, bị cáo Dương Chí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines) cũng được nhiều người nhắc đến về chuyện khắc phục hậu quả.
Vào ngày 7/5/2014, HĐXX phiên tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình với bị cáo Dương Chí Dũng vì tham ô 10 tỷ đồng, buộc phải bồi thường 110 tỷ đồng.
Bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa phúc thẩm.
Thế nhưng tại một cuộc họp báo diễn ra năm 2017, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội khi đó là ông Lê Quang Tiến cho biết, ngoài số tiền mà gia đình ông Dương Chí Dũng đã nộp, Cục Thi hành án TP đã xử lý xong toàn bộ số tài sản mà bản án đã kê biên.
Theo bản án, tài sản của ông Dương Chí Dũng được kê biên để bảo đảm thi hành án gồm 1/2 giá trị căn nhà tại phố Nguyên Hồng, là tài sản chung của vợ chồng ông Dũng; căn chung cư cao cấp tại dự án Sky City 88 Nguyễn Chí Thanh (trừ đi 1/8 giá trị căn nhà là khoản đóng góp của người tình ông Dũng) và căn chung cư Pacific trên phố Lý Thường Kiệt.
Được biết, ông Dương Chí Dũng đã được giảm án từ tử hình xuống chung thân cũng nhờ khắc phục hậu quả.
- Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn và giấc mơ giải thưởng khoa học 1 triệu USD
- Giải thưởng Bảo Sơn: Tấm lòng cao cả của một doanh nhân
- Phát động Giải thưởng Bảo Sơn tạo động lực cho phát triển
- Louis Palace - Nơi Kết Nối Sự Kiện Và Nghệ Thuật Ẩm Thực 5 Sao
- Dự báo thời tiết 2/4/2024: Miền Bắc và Trung Bộ nắng nóng đỉnh điểm
- Thư Chúc tết Giáp Thìn năm 2024
- Uống rượu ngâm có độc, 2 người đàn ông ở Hà Nội cùng đi cấp cứu ngày cận Tết
- Thủ tướng yêu cầu sáp nhập huyện xã xong trong quý 3
- Louis Palace - Nơi Kết Nối Sự Kiện Và Nghệ Thuật Ẩm Thực 5 Sao