Phép biện chứng – phân tích quy luật mâu thuẫn
Trang chủ Tư vấn Pháp luật Thứ Sáu, 31/03/2023 - 10:52Tăng giảm cỡ chữ: Phép biện chứng – phân tích quy luật mâu thuẫn Xem thông tin Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh Tác giả: Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về phép biện chứng – phân tích quy luật mâu thuẫn; Phân tích của Ăngghen về quy luật mâu thuẫn; Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn...
1. Mở đầu vấn đề
Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
2. Phân tích của Ăngghen về quy luật mâu thuẫn
Về quy luật mâu thuẫn – mặc dù Ăngghen chưa kịp trình bày một cách có hệ thống một quy luật cơ bản khác của phép biện chứng mà Ăngghen gọi là Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các đối lập nhưng ở phần Sơ thảo và Chú thích cũng có nhiều thí dụ chứng minh quy luật này.
Ăngghen đã viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, tương tự với những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên. Sự hút và sự đẩy. Cực tính bắt đầu trong từ tính. Ở đây, cực tính xuất hiện trên độc một vật thể. Còn trong điện, cực tính ấy được phân phối giữa hai hay một số vật thể trên đó hiện ra những điện tích trái dấu. Tất cả những quá trình hoá học chung quy chỉ là những hiện tượng của hút và đẩy hoá học. Cuối cùng, trong đời sống hữu cơ, sự cấu thành của nhân tế bào cũng phải được coi là một hiện tượng phân cực của anbumin sống, và học thuyết tiến hoá đã vạch ra rằng, bắt đầu từ cái tế bào giản đơn, mỗi một bước tiến tới, một mặt là loài thực vật phức tạp nhất, mặt khác là con người, đều được thực hiện thông qua sự đấu tranh thường xuyên giữa tính di truyền và tính thích ứng như thế nào. Ở đây, người ta thấy rằng những phạm trù như là “khẳng định” và “phủ định” ít thích dụng đối với những hình thức tiến hoá ấy biết chừng nào. Người ta có thể coi tính di truyền là mặt khẳng định, bảo thủ và tính thích ứng là mặt phủ định thường xuyên thủ tiêu những thành quả của tính di truyền; nhưng người ta cũng có thể coi tính thích ứng như là sự hoạt động sáng tạo, tích cực, khẳng định, và tính di truyền như là hoạt động kháng cự, tiêu cực, phủ định. Nhưng, cũng như trong lịch sử, sự tiến bộ xuất hiện với tư cách là sự phủ định những trật tự đang tồn tại, ở đây cũng thế - vì những lý do hoàn toàn thực tiễn - tốt nhất ta nên coi tính thích ứng là hoạt động phủ định. Trong lịch sử, sự vận động thông qua các mặt đối lập hiện ra hoàn toàn rõ rệt trong mọi thời kỳ nguy biến của các dân tộc tiên tiến. Trong những lúc như thế, một dân tộc chỉ được chọn: “hoặc là, hoặc là!”, hơn nữa, vấn đề được luôn luôn đặt ra một cách hoàn toàn khác với sự mong muốn của những bọn philixtanh làm chính trị trong tất cả các thời kỳ. Ngay cả bọn philixtanh thuộc phái tự do năm 1848 ở Đức cũng đã bị đặt, một cách đột ngột và bất ngờ vào năm 1849, ngược lại với ý muốn của nó, trước vấn đề: hoặc là trở lại chế độ phản động cũ dưới một hình thức thậm tệ hơn, hoặc là tiếp tục cuộc cách mạng cho tới chế độ cộng hoà, - có thể là ngay cả tới một nền cộng hoà thống nhất và không chia cắt, với chủ nghĩa xã hội ở phía sau. Nó đã do dự không lâu và đã ủng hộ việc thành lập chế độ phản động của Mantoiphen, cái tinh hoa của chủ nghĩa tự do Đức”. Ở đây Ăngghen nói rất kỹ về sự đồng nhất của các mặt đối lập.
Ông Ăngghen vạch rõ mối liên hệ giữa biện chứng khách quan, chi phối giới tự nhiên với biện chứng chủ quan phản ánh của nó trong ý thức của con người: “Tính đối lập lẫn nhau của những quy định lý tính của tư duy: sự phân cực. Nếu như điện, từ... đều phân cực, đều vận động trong những mặt đối lập, thì tư duy cũng thế. Nếu như với điện, từ... không thể chỉ bám lấy độc một mặt - không một nhà khoa học tự nhiên nào nghĩ tới việc chỉ bám lấy độc một mặt - thì với tư duy cũng vậy”28. Người ta còn tìm thấy những tư tưởng sâu sắc về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong những đoạn ngắn ở phần Biện chứng của tác phẩm. Ăngghen viết rằng: “Tính đồng nhất và tính khác biệt - tính tất yếu và tính ngẫu nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập chủ yếu, những đối lập, nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hoá lẫn nhau”.
Ông cho rằng, các mặt đối lập như khẳng định - phủ định, tích cực - tiêu cực, dương và âm có thể gọi ngược lại điều đó không thay đổi bản chất của sự việc, bởi vì sự đối lập đó tồn tại một cách khách quan. Ăngghen viết: “Nếu người ta đặt tên gọi ngược lại, và thay đổi toàn bộ thuật ngữ còn lại cho phù hợp thì mọc cái vẫn đều đúng. Lúc đó, chúng ta sẽ gọi phương Tây là phương Đông và phương Đông là phương Tây. Mặt trời sẽ mọc đằng Tây, những hành tinh sẽ quay từ Đông sang Tây, v.v.; chỉ có cực tên gọi là thay đổi. Hơn nữa, trong vật lý học, chúng ta gọi là Cực Bắc, các Cực Nam thật sự của nam châm, cái cực bị hút bởi Cực Bắc của địa từ, - và như thế cũng chẳng sao”.
NGUON TRANG PB
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo