TPHCM: Có tình trạng cán bộ đất đai đi kiểm tra hiện trạng nhà ở trái quy định
Dù không có trong trình tự và không thuộc nhiệm vụ nhưng cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai tại TPHCM vẫn đi kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM cho biết, thời gian qua, cơ quan này tiếp nhận thông tin phản ánh một số cán bộ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đi kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng đã được chứng nhận sở hữu trên giấy chứng nhận khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT khẳng định: “Việc làm này là thêm thủ tục, không đúng chủ trương cải cách hành chính và không đúng quy định, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân”.
Tại TPHCM, gần đây có phản ánh cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình trái quy định khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động. Ảnh: Anh Phương
Do đó, Sở TN-MT vừa có văn bản gửi Văn phòng đăng ký đất đai TP và các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, TP Thủ Đức.
Sở TN-MT cho hay, quy định hiện hành, việc giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo khoản 5 Điều 224 Luật Đất đai 2024, Nghị định 101/2024 và quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng do UBND TP ban hành ngày 1/4 vừa qua.
Căn cứ các quy định trên, đối với tài sản là nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận sở hữu trên giấy chứng nhận đã cấp, việc kiểm tra xác minh hiện trạng là không có trong trình tự, thủ tục đăng ký biến động và không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai.
Theo Sở TN-MT, việc không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký nếu có vi phạm xây dựng sẽ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền và đảm bảo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM cho biết, thời gian qua, cơ quan này tiếp nhận thông tin phản ánh một số cán bộ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đi kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng đã được chứng nhận sở hữu trên giấy chứng nhận khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT khẳng định: “Việc làm này là thêm thủ tục, không đúng chủ trương cải cách hành chính và không đúng quy định, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân”.
Tại TPHCM, gần đây có phản ánh cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình trái quy định khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động. Ảnh: Anh Phương
Do đó, Sở TN-MT vừa có văn bản gửi Văn phòng đăng ký đất đai TP và các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, TP Thủ Đức.
Sở TN-MT cho hay, quy định hiện hành, việc giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo khoản 5 Điều 224 Luật Đất đai 2024, Nghị định 101/2024 và quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng do UBND TP ban hành ngày 1/4 vừa qua.
Căn cứ các quy định trên, đối với tài sản là nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận sở hữu trên giấy chứng nhận đã cấp, việc kiểm tra xác minh hiện trạng là không có trong trình tự, thủ tục đăng ký biến động và không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai.
Theo Sở TN-MT, việc không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký nếu có vi phạm xây dựng sẽ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền và đảm bảo quy định.
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11/2024: Một nhà băng tăng mạnh, cán mốc 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/11/2024: Agribank 'vô địch' nhóm Big4 kỳ hạn ngắn
- Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?
- Fed tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán lập đỉnh
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/11/2024: Ngân hàng Big4 liên tục tăng lãi huy động
- Hơn 1,2 triệu tỷ trong Quỹ BHXH: Là số dư sổ sách, không phải tiền ở tài khoản
- Giá USD ngân hàng diễn biến trái chiều