Thị trường chứng khoán trong nước đã không giữ được diễn biến giằng co của tuần trước đó, mà áp lực bán đã gia tăng mạnh khiến chỉ số VN-Index có tuần giảm khá sâu. Thị trường mở cửa phiên đầu tuần với một phiên giảm mạnh và nhiều cổ phiếu giảm sâu đã khiến VN-Index lùi xa mốc 1.300 điểm, đóng cửa sát mốc 1.250 điểm. Sau 3 phiên giằng co giữa tuần, VN-Index chịu áp lực bán phiên cuối tuần, giảm khá mạnh và đưa chỉ số này đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 1.250 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.245,32 điểm, giảm tới -36,7 điểm, tương đương -2,86% so với tuần trước. Áp lực bán trên diện rộng khiến độ rộng của thị trường trong tuần khá tiêu cực.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng có tuần giảm mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index giảm -6,77 điểm, tương đương -2,77% so với tuần trước. Trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index cũng mất mốc 100 điểm, giảm -3,02%, đóng cửa tại 97,54 điểm.
Không chỉ chịu áp lực điều chỉnh về điểm số, sức ép bán mạnh khiến mặt bằng cổ phiếu nhiều nhóm ngành giảm khá mạnh như chứng khoán, thép, ngân hàng, công nghệ thông tin… trong khi các ngành ô tô và phụ tùng, bảo hiểm… duy trì sự tích cực.
Theo đó, trong tuần, các cổ phiếu của ngành chứng khoán có một tuần diễn biến tiêu cực với đa số các mã đều đóng cửa tuần trong sắc đỏ, điển hình như: SSI (-4,37%), VND (-0,93%), VCI (-4,36%), FTS (-8,78%), BSI (-9,77%), VIX (-6,29%), MBS (-10,37%), CTS (-9,72%), AGR (-9,98%), ORS (-9,35%), TVS (-11%)...
Thanh khoản tính chung toàn thị trường chứng khoán tuần qua suy giảm. Tính tổng giá trị giao dịch bình quân phiên toàn thị trường không thay đổi nhiều so với tuần trước, đạt 25.030 tỷ đồng/phiên, giảm -5,2% so với tuần trước. Tuy nhiên, trên thực tế, biên độ thanh khoản trong từng phiên trong tuần rất lớn, nhất là về thanh khoản khớp lệnh. Theo đó, thị trường ghi nhận những phiên thanh khoản sàn HOSE rất cao như phiên đầu tuần với 31.700 tỷ đồng vào phiên đầu tuần, nhưng cũng có phiên về quanh mức 15.000 nghìn đồng. |
Bên cạnh đó, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có sự giảm điểm mạnh như thép, tiêu biểu với NKG (-7,28%), HSG (-5,16%), HPG (-2,58%), TLH (-10,26%), VGS (-8,51%)... Nhóm cổ phiếu thủy sản cũng giao dịch tiêu cực với VHC (-5,01%), ANV (-5,15%), IDI (-6,25%), MPC (-4,23%)...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng giao dịch trong sắc đỏ với: TCB (-4,69%), VPB (-4,85%), SSB (-12,42%), STB (-6,04%), MBB (-4,31%)... Ngoài ra, đa số cổ phiếu ngành công nghệ thông tin cũng có một tuần giao dịch giảm điểm, cụ thể là: FPT (-4,11%), CMG (-13,6%), ICT (-18,37%), ITD (-8,9%), ELC (-16,87%)...
Ghi nhận trong tuần này, một số ngành khác có diễn biến “lội ngược dòng” thị trường chung khi có nhiều mã giao dịch tích cực. Chẳng hạn như các cổ phiếu ngành ô tô và phụ tùng ô tô tăng rất tốt, như: HTL (+16,86%), HAX (+3,86%), SVC (+19,38%)....
Một đại diện ngành khác cũng diễn biến khá tích cực trong tuần là nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm với sắc xanh được ghi nhận tại BVH (+1,88%), MIG (+1,13%), BIC (+2,16%), ABI (+1,08%)...
Thanh khoản tính chung toàn thị trường chứng khoán tuần qua suy giảm. Tính tổng giá trị giao dịch bình quân phiên toàn thị trường không thay đổi nhiều so với tuần trước, đạt 25.030 tỷ đồng/phiên, giảm -5,2% so với tuần trước. Tuy nhiên, trên thực tế, biên độ thanh khoản trong từng phiên trong tuần rất lớn, nhất là về thanh khoản khớp lệnh. Theo đó, thị trường ghi nhận những phiên thanh khoản sàn HOSE rất cao như phiên đầu tuần với 31.700 tỷ đồng vào phiên đầu tuần, nhưng cũng có phiên về quanh mức 15.000 nghìn đồng.
Tính riêng từng sàn, ngoại trừ sàn HNX, thanh khoản bình quân phiên tăng +1,1% đạt 1.455 tỷ đồng/phiên, thì sàn HOSE và UPCoM lần lượt giảm -5,6% và -4,9%, còn 22.013 tỷ đồng/phiên và 1.563 tỷ đồng/phiên.
Khối ngoại tiếp tục có một tuần giao dịch tiêu cực với giá trị bán ròng lớn. Tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trên toàn thị trường đạt 4.447 tỷ đồng, giảm không lớn so với tuần trước. Tính trên từng sàn, ngoài trừ khối ngoại mua ròng vỏn vẹn +75 tỷ đồng và +24 tỷ đồng trên HNX, UPCoM, khối này bán ròng 4.545 tỷ đồng trên HOSE.
Mặc dù rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn, tuy nhiên, thị trường sau giai đoạn giằng co vẫn cần những “cú” mở biên độ để xác lập lại mặt bằng giá và thu hút dòng tiền tham gia trở lại. Hiện thị trường chưa xuất hiện những tín hiệu rõ ràng cho nhịp hồi phục, tuy nhiên, vào cuối tuần, thị trường đón nhận nhiều thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô. |
Thị trường chứng khoán trong nước tuần qua vẫn là tuần trũng về thông tin. Các yếu tố tác động lên thị trường không nhiều, mà chủ yếu là do tâm lý khiến sức ép bán gia tăng. Ngoại trừ một vài thông tin trong nước như tỷ giá tự do bật tăng, thì nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới thông tin FED điều hành lãi suất trong chiến dịch tranh cử Tổng thống tại Mỹ.
Thị trường chứng khoán trong nước nhìn chung đã có một tuần chốt cuối cùng của quý II và 6 tháng đầu năm điều chỉnh khá mạnh. Các mốc kỹ thuật của chỉ số VN-Index đã không giữ được, nhất là mốc hỗ trợ quan trọng tại 1.250 điểm. Thanh khoản cũng đang cho thấy dòng tiền đang thận trọng để đợi chờ mạch thông tin rõ ràng hơn.
Mặc dù rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn, tuy nhiên, thị trường sau giai đoạn giằng co vẫn cần những “cú” mở biên độ để xác lập lại mặt bằng giá và thu hút dòng tiền tham gia trở lại. Hiện thị trường chưa xuất hiện những tín hiệu rõ ràng cho nhịp hồi phục, tuy nhiên, vào cuối tuần, thị trường đón nhận nhiều thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô.
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 - 2024. GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%, cao hơn mức tăng 6 tháng đầu năm của các năm 2020, 2021 và 2023, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022. Con số tăng trưởng GDP đã thể hiện rõ xu hướng phục hồi của nền kinh tế và cao hơn của nhiều dự báo trước đó được đưa ra.
Kết quả kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm đang tạo ra nhiều kỳ vọng hơn cho việc GDP cả năm sẽ đạt mục tiêu và quan trọng nhất là nhiều tín hiệu tốt đến từ tiêu dùng trong nước, xuất nhập khẩu… cũng như sự hồi phục khá đều của nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cũng đã kết thúc với nhiều thông tin tích cực về chính sách kinh tế cũng sẽ hỗ trợ tốt cho phục hồi kinh tế và cải thiện sức cầu nội địa.
Xa hơn, những thông tin triển vọng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được công bố trong tháng 7 cũng tạo điều kiện hỗ trợ cho tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Dòng tiền thông minh nhiều khả năng sẽ trở lại và men theo dòng kết quả kinh doanh, từ đó thúc đẩy cho đà tăng của chỉ số chung.
Về mặt kỹ thuật, mục tiêu ngắn hạn của chỉ số VN-Index vẫn là mốc 1.250 điểm. Thị trường tuần tới cần lấy lại mốc này và khẳng định sự chắc chắn ngưỡng hỗ trợ này, lúc đó mới có cơ hội đi lên./.