Top 5 triệu chứng rối loạn lo âu
Người bị rối loạn lo âu xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau ở cả cơ thể lẫn trạng thái tâm thần
Ảnh minh họa: At the Core
Các yếu tố nguy cơ
- Tuổi: hay gặp ở nhóm 30 tới 64 tuổi.
- Giới tính: phụ nữ có nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu lan tỏa hơn 2 lần so với nam giới.
- Tình trạng hôn nhân: ly hôn hoặc góa bụa.
- Tình trạng kinh tế: nguồn lực kinh tế thấp, ít sự hỗ trợ.
- Hút thuốc lá thời thanh thiếu niên.
- Các sang chấn, sự kiện gây stress trong thời kỳ thơ ấu.
- Một số nghiên cứu chỉ ra tính cách, sự chăm sóc không phù hợp của cha mẹ như bỏ bê hoặc quá bảo vệ con cũng liên quan đến sự khởi phát rối loạn lo âu lan tỏa ở trẻ em.
- Nhân cách: cá nhân có tính cách né tránh, phụ thuộc, yếu đuối hay lo lắng, sống nội tâm, khép kín...
- Tiền sử gia đình có bố/mẹ mắc rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn trầm cảm...
Các triệu chứng rối loạn lo âu
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện đột ngột trước biến cố hoặc âm thầm kéo dài mà người bệnh cũng không nhận ra. Dưới đây là nhóm 5 triệu chứng các bạn nên lưu ý:
- Triệu chứng lo âu: Trạng thái lo âu, sợ hãi về bất hạnh trong tương lai, dễ cáu, khó tập trung, căng thẳng, không thể thư giãn, đứng ngồi không yên, đau đầu.
- Triệu chứng kích thích thần kinh tự trị: Đây là các triệu chứng đặc trưng trong rối loạn lo âu, người bệnh hồi hộp, tim đập mạnh, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, run chân tay, khô miệng...
- Triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng: Khó thở; cảm giác nghẹn; đau hoặc khó chịu ở ngực; buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng.
- Triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần: Chóng mặt, đứng không vững, ngất xỉu hoặc choáng váng; cảm giác mọi đồ vật không thật hoặc bản thân ở rất xa hoặc “không thực sự ở đây"; sợ chết.
- Triệu chứng toàn thân: Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh; tê cóng hoặc cảm giác kim châm...
Các triệu chứng trên kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập, các tương tác xã hội, hoạt động sống hằng ngày.
Cách phòng ngừa
- Duy trì hoạt động thể chất, phát triển thói quen tập thể dục đều đặn hằng ngày tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần.
- Tránh rượu và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, chất gây nghiện khác.
- Kiểm soát stress và có các phương pháp thư giãn: yoga, thiền định...
- Tạo thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ.
- Chế độ ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng.
- Tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ rối loạn lo âu, bạn nên tư vấn chuyên khoa sớm, tuân thủ điều trị.
- Nối cổ chân bị đứt lìa do máy cắt cỏ
- Hai dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi khác với nhiệt miệng
- Lo ngại dịch sởi, cúm diễn biến phức tạp
- Phát hiện ung thư từ mụn đầu đen nhỏ xíu
- Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
- Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
- Hà Nội: Có thêm 50 ca mắc sởi/tuần, nhiều trẻ phải thở máy
- Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng