Tỷ giá giữa VND và USD liên tục tăng
Thời gian gần đây, tỷ giá giữa VND và USD liên tục tăng do nhu cầu sử dụng ngoại tệ vào cuối năm tăng cao của doanh nghiệp, người dân, cùng với những yếu tố tăng giá từ thị trường quốc tế.
tỷ giá trung tâm của VND với USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.260 VND/USD. Tỷ giá tham khảo tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước 23.400 VND/USD (mua vào) - 25.423 VND/USD (bán ra). Như vậy, tỷ giá chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Đồng USD liên tục "leo thang".
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ giá được niêm yết phổ biến ở: 25.203 VND/USD (mua vào) - 25.473 VND/USD (bán ra). Trong khi đó, tỷ giá USD trên thị trường tự do cũng tăng mạnh ở cả 2 chiều mua – bán, giao dịch phổ biến ở: 25.710 VND/USD (mua vào) - 25.810 VND/USD (mua vào), tăng 193 VND ở chiều mua và tăng 213 VND với chiều bán.
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 104,42 điểm, tăng 0,35%, đạt mốc 104,42. Đồng USD đã tăng vượt mốc 153 so với đồng Yên Nhật, lần đầu tiên trong gần 3 tháng vào phiên giao dịch vừa qua nhờ sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và sự khác biệt giữa tốc độ cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn. Chỉ số DXY có thời điểm chạm mốc 104,57, mức cao nhất kể từ ngày 30-7.
Lý giải nguyên nhân tăng giá của đồng USD, các chuyên gia cho rằng, chỉ số USD Index trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp tăng do nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho mùa sản xuất cuối năm và Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh mua USD để trả nợ nước ngoài. Thực tế, chỉ tính từ đầu tháng 10 đến nay, chỉ số USD Index tăng 3,5%; chênh lệch lãi suất USD và VND bị nới rộng, lãi suất liên ngân hàng xuống thấp, có thời điểm xuống dưới 3% là yếu tố tác động đến tỷ giá.
Yếu tố găm giữ ngoại tệ khiến nguồn cung khan hiếm, tạo tác động tâm lý lên thị trường không được chuyên gia nhắc đến trong thời điểm này. Bởi, theo thông tin từ Kho bạc Nhà nước, tính từ đầu năm đến ngày 21-10, Kho bạc Nhà nước đã có 7 đợt mua USD từ các ngân hàng thương mại với tổng khối lượng thông báo mua lên tới 1,05 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ tính riêng tháng 10, cơ quan này tiến hành mua 4 đợt với khối lượng 700 triệu USD. Lần gần nhất là ngày 21-10, Kho bạc Nhà nước công bố mua tối đa 200 triệu USD từ các ngân hàng thương mại vào ngày giao dịch 22-10, ngày thanh toán dự kiến 24-10.
Các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán KB Việt Nam dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ có thêm 1-2 đợt hạ lãi suất trong 2 kỳ họp cuối năm, nên chỉ số USD Index có thể phục hồi nhưng khó có khả năng bật mạnh, trong khi giai đoạn cao điểm nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp đang dần qua nên rủi ro tỷ giá trong quý IV không còn quá lớn, dù áp lực vẫn có thể xuất hiện ở một vài thời điểm nửa đầu quý III.
Đại diện một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội cũng nhận định, cuối năm, tỷ giá sẽ có xu hướng hạ nhiệt khi Fed hạ lãi suất trong tháng 11, tháng 12, cùng với nguồn ngoại tệ cuối năm dồi dào đến từ kiều hối, FDI, xuất siêu. Dự báo, tỷ giá thời điểm cuối 2024 ở mức 25.120 VND/USD, tăng 3,5% so với đầu năm.
- Tỷ giá hôm nay (14/11): Đồng USD thế giới lập đỉnh, “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- Tỷ giá hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng, “chợ đen” tiếp đà thẳng tiến
- Tỷ giá hôm nay (12/11): Đồng USD thế giới quay đầu tăng, “chợ đen” tiếp đà leo dốc
- Tỷ giá hôm nay (11/11): Đồng USD “chợ đen” tăng nhẹ
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm thanh khoản, giá vàng “lao dốc”
- Giá USD ngân hàng và USD tự do hôm nay quay đầu giảm mạnh
- Tỷ giá hôm nay (8/11): Đồng USD thế giới biến động sau quyết định của Fed, “chợ đen” quay đầu giảm mạnh
- Tỷ giá hôm nay (7/11): Đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tháng, “chợ đen” cùng chiều tăng mạnh
- Tỷ giá hôm nay (6/11): Đồng USD thị trường thế giới và “chợ đen” tiếp tục giảm mạnh