Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 14/2
Chốt phiên 14/2, chỉ số Nikkei 225 tăng 175,45 điểm,lên 27.602,77 điểm, chỉ số Shanghai Composite tăng hay 9,12 điểm, lên 3.293,28 điểm, còn chỉ số Hang Seng giảm 50,66 điểm, xuống 21.113,76 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 14/2, khi số liệu lạm phát tháng 1/2023 của Mỹ sẽ được công bố trong ngày.
Thị trường Tokyo tăng điểm, cùng với các thị trường Thượng Hải, Sydney, Seoul, Đài Bắc (Trung Quốc), Mumbai và Jakarta.
Thị trường Hong Kong (Trung Quốc) chịu áp lực khi cổ phiếu của các công ty công nghệ tiếp tục giảm, còn các thị trường Singapore, Manila và Bangkok cũng đi xuống.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,64%, hay 175,45 điểm, lên 27.602,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,28%, hay 9,12 điểm, lên 3.293,28 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,53%, hay 12,94 điểm, lên 2.465,64 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,24%, hay 50,66 điểm, xuống 21.113,76 điểm.
Sau khi đi lên trong tháng Một, các thị trường bước vào giai đoạn biến động, khi các nhà giao dịch đánh giá về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt nền kinh tế hiện vẫn mạnh.
Sức ép lớn đối với thị trường đến từ báo cáo việc làm được công bố vào đầu tháng, khi khiến một số quan chức Fed khẳng định lãi suất sẽ tiếp tục tăng cho đến khi giá cả nằm trong tầm kiểm soát.
Theo Bloomberg, lạm phát giá tiêu dùng tại Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống 6,2% trong tháng Một, so với mức 6,5% trong tháng 12/2022.
Mức lạm phát theo dự báo như trên vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà Fed đặt ra và các nhà phân tích nhận định nếu lạm phát ở mức cao hơn có thể gây ra làn sóng bán tháo trên các thị trường, khi các nhà giao dịch đã lo ngại kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái.
Phố Wall đã tạo lực đẩy mạnh khi cả ba chỉ số chốt phiên trước tăng hơn 1%.
Tuy nhiên, các nhà chiến lược tại Morgan Stanley cảnh báo các thị trường chứng khoán có thể giảm điểm mạnh trong năm nay, khi Fed có thể duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt lâu hơn dự kiến.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên 14/2, chỉ số VN-Index giảm 0,48% xuống 1.038,64 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,18%, lên 204,86 điểm./.
Nguồn: https://bnews.vn/
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại