Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của các doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin trên thị trường chứng khoán, góp phần vào sự vận hành có hiệu quả của thị trường, công bằng và phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu cải thiện chất lượng công bố thông tin tiến tới đạt chuẩn khu vực và vươn tầm quốc tế là điều cần thiết để nâng cao giá trị, sức hút và tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.
HNX tôn vinh các công ty đại chúng quy mô lớn trên UPCoM thực hiện tốt công tác thông tin và minh bạch năm 2023 = 2024. |
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổ chức thành công Hội nghị Doanh nghiệp thường niên 2024. Hội nghị năm nay đã thu hút sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ gần 300 doanh nghiệp niêm yết (DNNY), đăng ký giao dịch (ĐKGD) trên HNX; tiếp tục tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về quản trị công ty giữa cộng đồng (doanh nghiệp) DN với các cơ quan quản lý, vận hành thị trường chứng khoán (TTCK).
Tuân thủ báo cáo và công bố thông tin cải thiện
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo HNX cho biết, thị trường niêm yết tại HNX hiện có 312 mã cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 319 nghìn tỷ đồng và 71 mã trái phiếu DNNY với tổng giá trị niêm yết tính theo mệnh giá đạt 89 nghìn tỷ đồng. Thị trường UPCoM có 881 DN với tổng giá trị vốn hóa 1.465 nghìn tỷ đồng. Trong 10 tháng đầu năm 2024, tại HNX có 39 DNNY và 44 DN đăng ký giao dịch đã phát hành thành công 9,4 nghìn tỷ đồng theo mệnh giá thông qua việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư, trong đó, hơn 50% số phát hành là để trả cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Minh bạch hoạt động là tất yếu của doanh nghiệp phát triển bền vững Các DN từng bước thay đổi nhận thức về vai trò của CBTT&MB, thực hành QTCT tốt. Đây không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn mang lại lợi ích cho chính DN, đem lại cơ hội huy động vốn cho DN với chi phí thấp. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc CBTT&MB hoạt động của các DN còn là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin trên TTCK, góp phần vào sự vận hành có hiệu quả của thị trường, công bằng và phát triển bền vững đối với DN… Ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch UBCKNN |
Qua theo dõi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 6 tháng đầu năm 2024, HNX cho biết có hơn 84% số DNNY đã công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét có lãi với tổng lãi đạt hơn 12,7 nghìn tỷ đồng. Mặc dù số DN có lãi giảm nhẹ so với năm 2023 nhưng tổng số lãi trong 6 tháng đầu năm 2024 tương đương 66% tổng lãi của cả năm 2023. Đối với DN ĐKGD, trong số các công ty đại chúng quy mô lớn đã công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét có 77% số DN có lãi với tổng lãi đạt 38,4 nghìn tỷ đồng. Trên UPCoM, hiện nhiều DN có kết quả kinh doanh tốt, tỷ lệ trả cổ tức/giá trị sổ sách cao song vẫn còn nhiều DN rất khó khăn về tài chính và có vấn đề về khả năng hoạt động liên tục.
Cũng theo thông tin từ HNX, việc tuân thủ nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin (CBTT) của các DN đã được cải thiện so với các năm trước, tuy nhiên số lượng vi phạm CBTT định kỳ còn cao và tập trung chủ yếu ở nhóm các DN có tình hình tài chính khó khăn, thua lỗ kéo dài. Số vi phạm về CBTT giao dịch cổ phiếu quỹ, chào mua công khai và giao dịch của người nội bộ, người có liên quan cũng giảm mạnh.
“Đó là kết quả của việc tuyên truyền, nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý, xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) cũng như sự tuân thủ tốt hơn của DN và người nội bộ, người có liên quan” - đại diện HNX cho hay.
Minh bạch - điều kiện then chốt để duy trì niềm tin
Theo kết quả đánh giá của Hiệp hội Quản trị doanh nghiệp châu Á (ACGA), điểm quản trị công ty (QTCT), trong đó có công bố thông tin và minh bạch (CBTT&MB), Việt Nam mặc dù có sự tăng trưởng, chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua, nhưng vẫn chưa đáng kể và xếp hạng của Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn so với các quốc gia tham gia vào hệ thống đánh giá này. Do đó, mục tiêu cải thiện chất lượng CBTT tiến tới đạt chuẩn khu vực và vươn tầm quốc tế là điều cần thiết để nâng cao giá trị, sức hút và tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong tương lai.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị năm nay, ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch UBCKNN đã ghi nhận và đánh giá cao HNX trong việc tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp thường niên năm 2024 cũng như các hoạt động hỗ trợ DN cải thiện chất lượng CBTT và QTCT có những chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua.
Lãnh đạo UBCKNN cho biết, năm 2024, TTCK Việt Nam trải qua rất nhiều biến động với tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Trong bối cảnh này, việc CBTT&MB hoạt động của các DN là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin trên thị trường, góp phần vào sự vận hành có hiệu quả của TTCK, công bằng và phát triển bền vững đối với các DN.
“Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi đã và đang tích cực đưa ra nhiều đề xuất chính sách để hoàn thiện các hành lang pháp lý, hướng tới nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động CBTT của DN” - ông Bùi Hoàng Hải cho hay.
Cũng theo lãnh đạo UBCKNN, trong tiến trình thực hiện các giải pháp nhằm nâng hạng TTCK Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC, trong đó đã đưa ra lộ trình các DN để thực hiện CBTT bằng tiếng Anh. “Đây là một bước quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CBTT, nâng tầm TTCK Việt Nam và phù hợp với định hướng phát triển thị trường, cũng như mong muốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước” - lãnh đạo UBCKNN nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo UBCKNN cũng đề nghị, các SGDCK, các DN và các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý tăng cường hợp tác tuyên truyền, phổ biến tổ chức các khóa đào tạo cho các DN nhằm nâng cao cao tính minh bạch và chất lượng CBTT. Về phía DN cũng cần nhận thức rằng, CBTT&MB, thực hành QTCT tốt không chỉ là nghĩa vụ trách nhiệm mà điều này đồng thời mang lại cơ hội cho DN gia tăng giá trị và huy động vốn tốt hơn với chi phí thấp.
Theo bà Nguyễn Minh Hiền - Giám đốc học thuật, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), từ nay đến năm 2030, cần sự “chung tay” từ các DN để cải thiện mức điểm số về QTCT trong khu vực Đông Nam Á. “Mặc dù điểm số QTCT của Việt Nam thời gian qua có xu hướng giảm, nhưng hy vọng rằng cùng với sự chung tay của các DN sự phối hợp của SGDCK và UBCKNN sẽ có càng nhiều DN biết đến các thông lệ tốt, thực hành và CBTT, mức điểm QTCT của Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng” – bà Hiền kỳ vọng.
Công bố các doanh nghiệp UPCoM quy mô lớn HNX công bố các doanh nghiệp UPCoM quy mô lớn nhất năm 2023 - 2024 và các DN niêm yết thực hiện QTCT tốt nhất năm 2023 - 2024 nhằm khích lệ và ghi nhận những bước tiến mà DN đạt được, đồng thời lan toả nỗ lực của các DN này trong việc thực hiện các quy định CBTT và thực hành QTCT: |
10 doanh nghiệp UPCoM thực hiện công bố thông tin và minh bạch tốt nhất năm 2023 – 2024: ABB - Ngân hàng TMCP An Bình ACV - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP HND - CTCP Nhiệt điện Hải Phòng HPW - CTCP Cấp nước Hải Phòng IST - CTCP ICD Tân Cảng Sóng Thần PHP - CTCP Cảng Hải Phòng SKH – CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa SNZ - Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp TTN – CTCP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam VLC - Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam - CTCP |
10 doanh nghiệp niêm yết thực hiện quản trị công ty tốt nhất năm 2023 – 2024 1. BVS - CTCP Chứng khoán Bảo Việt 2. HUT – CTCP Tasco 3. MBS - CTCP Chứng khoán MB 4. NTP - CTCP Nhựa Thiếu niên - Tiền Phong 5. PCH - CTCP Nhựa Picomat 6. PVI - CTCP PVI 7. PVS - Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam 8. SHS - CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội 9. VCS - CTCP Vicostone 10. VNR - Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
|
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Mở ra cơ hội cho thị trường tìm lại điểm cân bằng và phát triển bền vững