Chứng khoán DSC kinh doanh ra sao trước khi được chấp thuận niêm yết trên HOSE?
- Mới đây, Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh (HOSE) đã có quyết định về việc chấp thuận niêm yết đối với cổ phiếu DSC của Công ty CP Chứng khoán DSC. Theo đó, gần 205 triệu cổ phiếu với tổng giá trị hơn 2.048 tỷ đồng sẽ chính thức được giao dịch trên sàn HOSE.
Tính đến hiện tại, cổ phiếu DSC vẫn duy trì giao dịch trên sàn UPCoM với mức giá 23.000 đồng/cổ phiếu, tăng 18% kể từ đầu năm, đưa vốn hóa thị trường của công ty vượt ngưỡng 4.700 tỷ đồng.
Quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu DSC trên sàn HOSE. Nguồn: HOSE. |
Công ty CP Chứng khoán DSC có tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Đà Nẵng, được thành lập vào năm 2006 tại Đà Nẵng với vốn điều lệ ban đầu là 22 tỷ đồng. Cuối năm 2021, công ty đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM. Đến năm 2021, công ty chính thức đổi tên thành Công ty CP Chứng khoán DSC đồng thời chuyển trụ sở chính ra Hà Nội và nâng vốn điều lệ lên mức 1.000 tỷ đồng.
Sang đến năm 2023, DSC tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng bằng việc nâng vốn điều lệ lên trên 2.048 tỷ đồng thông qua đợt chào bán gần 100 triệu cổ phiếu ra công chúng và phát hành thêm gần 5 triệu cổ phiếu ESOP. Theo báo cáo thường niên năm 2023, công ty hiện có hai cổ đông lớn là Công ty CP Đầu tư NTP nắm giữ gần 34,2% và ông Nguyễn Đức Anh - Chủ tịch HĐQT, sở hữu hơn 35,6% cổ phần.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, DSC ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 98,5 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 49% mục tiêu cả năm là 200 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng đạt gần 79 tỷ đồng, tăng 41% so với nửa đầu năm 2023, nhờ vào kết quả kinh doanh tích cực trong quý I.
Tính đến cuối quý II/2024, tổng tài sản của DSC đạt hơn 4.305 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với đầu năm. Trong đó, giá trị tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) có giá gốc 2.359 tỷ đồng, tăng hơn 53%, với giá trị thị trường không biến động lớn. Dư nợ cho vay của DSC đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm, trong đó các khoản cho vay ký quỹ (margin) chiếm đến 93%./.
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại