Chứng khoán phái sinh: Xu hướng giảm của các hợp đồng tương lai có thể tiếp diễn
- Các hợp đồng tương lai giằng co rung lắc trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên giao dịch ngày 22/10. Đóng cửa phiên, các hợp đồng giảm điểm tương đối lớn, tương tự diễn biến của chỉ số cơ sở, thanh khoản thị trường lại tăng so với phiên giao dịch trước.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 22/10, các hợp đồng tương lai diễn biến giằng co mở biên độ giảm về cuối phiên. Mức độ giảm điểm của các hợp đồng tương đối lớn tương tự diễn biến của chỉ số cơ sở. Theo đó, các hợp đồng đóng cửa từ -9,6 điểm đến -12,3 điểm, trong khi đó, chỉ số cơ sở cũng giảm -9,11 điểm.
Hợp đồng tháng hiện tại VN30F2411 đóng cửa tại 1.352,2 điểm, giảm -11,7 điểm so với phiên kế trước. Mức giảm của hợp đồng này lớn hơn mức giảm của chỉ số cơ sở nên khoảng cách chênh lệch thu hẹp hơn với + 3,28 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh tăng so với phiên trước. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch của các hợp đồng tương lai đạt 196.222 hợp đồng, riêng hợp đồng tháng 11 đã đạt 195.825 hợp đồng. |
Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh tăng so với phiên giao dịch trước đó, nhưng vẫn dưới mốc hơn 200 nghìn hợp đồng. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch của các hợp đồng tương lai đạt 196.222 hợp đồng.
Trên đồ thị kỹ thuật, VN30F2411 đã có diễn biến giằng co rồi bật tăng về cuối phiên sáng, nhưng thiếu vắng lực cầu đã khiến giá quay đầu trở lại trong phiên chiều với áp lực bán vẫn có phần áp đảo.
Hợp đồng VN30F2411 rơi sâu và giảm dứt khoát về cuối phiên cho thấy đồ thị giá ở sóng giảm 3. Do đó, trong phiên tới, hợp đồng này có thể giảm về 1.343 - 1.348 điểm với nhịp hồi phục trong phiên xuất hiện xen kẽ. Mặc dù vậy, xu hướng giảm vẫn sẽ là chủ đạo.
Trên thị trường cơ sở, chỉ số VN30-Index giảm -9,11 điểm, kết phiên tại 1.348,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 309 triệu đơn vị.
Theo giới chuyên gia, VN30-Index giảm điểm cùng với thanh khoản vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý bi quan của các nhà đầu tư. Chỉ số VN30-Index có thể tiếp tục kiểm định vùng 1.345 - 1.365 điểm trong bối cảnh chỉ báo đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) đang không ngừng mở rộng khoảng cách. Nếu chỉ số rơi khỏi vùng này thì rủi ro điều chỉnh ngắn hạn sẽ tăng cao trong các phiên tới./.
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Mở ra cơ hội cho thị trường tìm lại điểm cân bằng và phát triển bền vững