Cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn dẫn dắt thị trường chứng khoán cuối năm?
Theo các chuyên gia từ Công ty CP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), trong quý III/2024, tín dụng có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là từ nhu cầu gia tăng của khách hàng bán lẻ khi mức lãi suất cho vay thấp và ổn định. Trên thị trường chứng khoán, các chuyên gia dự báo trong quý IV, cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn là trụ cột dẫn dắt thị trường.
Cụ thể, theo các chuyên gia từ HSC, GDP quý III tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sản xuất và dịch vụ phát triển mạnh (sản xuất tăng 11,4%, dịch vụ tăng 7,5%). Giải ngân FDI trong 9 tháng đầu năm tăng 8,9%, trong đó ngành sản xuất chiếm 80,5%. Bão Yagi tác động đến nông, lâm nghiệp và thủy sản, khiến tăng trưởng khu vực này giảm còn 2,58%, dù chỉ chiếm 10,4% GDP.
Đầu tư phát triển đạt 320.600 tỷ đồng trong 9 tháng, bằng 47,3% kế hoạch năm và giảm 11,8%, tạo dư địa giải ngân lớn cho quý IV. |
HSC dự báo GDP quý IV đạt 6,5%, thấp hơn mục tiêu 7,6-8% của Chính phủ, cả năm 2024 đạt 6,68%, dưới mục tiêu trên 7%.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tin rằng Chính phủ sẽ duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để hỗ trợ khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, nhất là nông nghiệp miền Bắc.
Tăng trưởng tín dụng quý III cải thiện rõ rệt nhờ nhu cầu vay từ khách hàng bán lẻ tăng khi lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp và ổn định. Tính đến hết 9 tháng, tín dụng đã tăng 9%, với mục tiêu thêm 5-5,5% trong quý IV để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế.
Bên cạnh những thông tin tích cực trong 9 tháng qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Theo các chuyên gia HSC, dòng tiền vào TTCK Việt Nam chưa đủ mạnh để tạo đột phá, do phân tán sang các kênh tài sản khác và thị trường quốc tế có sức hấp dẫn cao. Tuy nhiên, sức mua của nhà đầu tư trong nước vẫn hấp thụ tốt lượng bán ròng từ khối ngoại.
Các chỉ báo cho thấy dòng tiền ngắn hạn giảm sút, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những biến động khó đoán. So với các thị trường lớn ở châu Á, thị trường Việt Nam vẫn gặp thách thức về vốn hóa và khả năng cạnh tranh.
Về rủi ro địa chính trị, HSC nhận định căng thẳng ở Đông Âu, Trung Đông và Biển Đông tiềm ẩn bất ổn, có thể tác động đến tài chính toàn cầu và Việt Nam. Chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng trong 2024-2025 là dấu hiệu cần theo dõi, cho thấy nguy cơ căng thẳng kéo dài.
HSC dự báo triển vọng quý IV/2024 của TTCK sẽ được dẫn dắt bởi các ngành trọng điểm, trong đó ngân hàng vẫn là trụ cột nhờ tỷ lệ vốn hóa cao và nhu cầu tín dụng ổn định. Ngành công nghệ thông tin, viễn thông và dầu khí cũng được đánh giá tích cực nhờ nhu cầu nội địa ổn định và xu hướng phát triển bền vững của công nghệ mới./.]
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Mở ra cơ hội cho thị trường tìm lại điểm cân bằng và phát triển bền vững