'Giám sát thực chất là kênh cực tốt kiểm soát quyền lực Nhà nước'

Chủ nhật, ngày 14 tháng 4 năm 2024 | 16:24

Giáo sư Trần Ngọc Đường cho rằng vẫn còn tình trạng "dân chủ hình thức" trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Nếu giám sát phản biện thực chất thì đây là kênh cực tốt để kiểm soát quyền lực nhà nước.

Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 năm 2017 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nghị quyết liên tịch 403).

Còn nể nang, né tránh trong giám sát, phản biện

Báo cáo sơ kết, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, bên cạnh nhiều kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa phương còn lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát.

'Giám sát thực chất là kênh cực tốt kiểm soát quyền lực Nhà nước' - Ảnh 1.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch 403

NGỌC THẮNG

 

The Patagonia Desert- A 4k Aerial Film of Argentina
 
 
00:00
PreviousPauseNext
 
00:05 / 03:03
Unmute
SettingsFullscreen
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player
 
 
 
QUẢNG CÁO
Chất lượng một số cuộc giám sát còn hạn chế, chưa có nhiều kiến nghị sau giám sát hoặc ít giám sát kết quả khắc phục sau kiến nghị, giám sát...

 

Cạnh đó, việc theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; theo dõi, đôn đốc, tiếp thu, phản hồi sau phản biện xã hội ở nhiều nơi chưa được chú trọng, dẫn đến việc kiến nghị một chiều, hình thức, hiệu quả chưa cao.

Đáng lưu ý, bà Ánh cho rằng, trong thực hiện hoạt động giám sát, phản biện, ở một số địa phương, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

"Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát, phản biện xã hội", bà Ánh nêu.

Về giải pháp, bà Ánh kiến nghị, các bộ, ban, ngành, UBND các cấp cần nhận thức đầy đủ và thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Theo bà Ánh, cần rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giải quyết, trả lời kiến nghị và đề xuất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội sau giám sát, phản biện xã hội. Cùng đó, gắn việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc đánh giá cán bộ, công chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Bà Ánh cũng kiến nghị mở rộng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội xuyên suốt trong quy trình xây dựng pháp luật.

Ngoài việc có văn bản phản biện xã hội chính thức ở giai đoạn cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về dự án luật thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể có ý kiến phản biện xã hội cả ở các giai đoạn khác của quy trình xây dựng, ban hành luật.

"Kênh cực tốt để kiểm soát quyền lực nhà nước"

 

Tham luận từ điểm cầu TP.HCM, bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, cho rằng nếu hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nói chung là nhân dân được đưa thành luật thì việc giám sát sẽ hiệu quả hơn.

'Giám sát thực chất là kênh cực tốt kiểm soát quyền lực Nhà nước' - Ảnh 2.

Giáo sư Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về dân chủ - pháp luật của Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nêu ý kiến tại hội nghị

NGỌC THẮNG

Trong đó cần quy định hoạt động phản biện xã hội là một trong những quy định bắt buộc khi ban hành một văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời cần quy định chế tài cụ thể về trách nhiệm, thời hạn gửi dự thảo văn bản đề nghị phản biện xã hội và việc giải trình, tiếp thu ý kiến, trách nhiệm trả lời các kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội của các cơ quan được giám sát.

Giáo sư Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về dân chủ - pháp luật của Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc cần sớm có sáng kiến lập pháp trình Quốc hội xây dựng luật về hoạt động giám sát của nhân dân.

Theo ông Đường, vai trò giám sát, phản biện xã hội hết sức lớn nhưng hiện nay mới chỉ tập trung giám sát, phản biện qua các tổ chức chính trị - xã hội. 

Do đó, trong luật này cần quy định không chỉ hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội mà còn là nhân dân, các chuyên gia… sẽ bao quát đầy đủ hơn các chủ thể không mang quyền lực nhà nước tham gia giám sát hoạt động của nhà nước.

Qua theo dõi công tác giám sát, phản biện xã hội 5 năm qua, ông Đường cho rằng, có nhiều đổi mới và hiệu quả, song vẫn còn tình trạng "dân chủ hình thức". "Nếu giám sát phản biện thực chất thì đây là kênh cực tốt để kiểm soát quyền lực nhà nước", ông Đường nhấn mạnh.