Giao dịch chứng khoán phiên sáng 18/1: Chờ dòng tiền bắt đáy
Sau 1 tuần bị bán tháo ồ ạt, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã giảm 30%, nhưng lực cầu bắt đáy vẫn chưa nhập cuộc, khiến sắc đỏ vẫn bao chùm bảng điện tử sáng nay.
Thị trường phiên sáng nay đã có nhịp hồi khá tích cực cho các nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục, tất nhiên, với những cổ phiếu nằm sàn ngay từ sáng sớm với dư bán hàng triệu cổ phiếu thì các nhà đầu tư đang nắm giữ vẫn chưa có cơ hội đảo danh mục của mình.
Tuy nhiên điểm tích cực là đà bán đã giảm bớt, lực cầu xuất hiện khả quan hơn phiên hôm qua khi VN-Index giảm về gần vùng hỗ trợ 1.425 điểm, tương đương với đỉnh cũ đầu tháng 7. Câu chuyện hiện tại là sức cầu, lực mua bắt đáy hôm nay chủ yếu có tính thăm dò với khối lượng thấp, điều này là dễ hiểu bởi sau phiên bán tháo ngày hôm qua, nhà đầu tư dù hưng phấn mấy cũng cần phải thận trọng.
Sau phiên giảm điểm khá mạnh ngày hôm qua, thị trường dự báo sẽ tiếp tục có những nhịp phục hồi kỹ thuật trong các phiên tới.
Về chi tiết phiên giao dịch sáng nay 18/1, áp lực bán xuất hiện ngay từ sớm và tiếp tục mạnh dần lên, hướng đến vẫn là nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng khi có thêm hàng loạt cổ phiếu rơi xuống mức giá sàn như HQC, GEX, DIG, DLG, LCG, SCR, SAM, CKG, TDC, CTI...
Nhóm ngành chứng khoán tiếp tục cho thấy cơn ác mộng khi đều giảm mạnh, trong đó, VIX, AGR, CTS, TVB, BSI, APG còn giảm sàn.
Tương tự là nhóm cổ phiếu họ FLC, khi lượng dư bán giá sàn ngày càng chất đống, với ROS đã tăng lên gần 80 triệu đơn vị.
Sau hơn 1 giờ giao dịch, VN-Index đã giảm hơn 15 điểm, với hơn 370 mã giảm, trong đó hơn 60 mã giảm sàn.
Lực đỡ cho thị trường hôm nay tiếp tục là nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí. Trong khi nhóm ngân hàng phục hồi khá tốt trở lại sau phiên giảm điểm "liên đới" ngày hôm qua thì nhóm dầu khí với sự hỗ trợ từ đà tăng giá dầu vẫn tiếp tục tăng điểm còn tốt hơn phiên ngày hôm qua. GAS là đầu tàu của nhóm này có mức tăng 2,2% khi kết thúc phiên sáng, các cổ phiếu khác như PVD, PVS, OIL,... đều có mức tăng trên 3% phiên sáng nay.
Trên sàn HNX, tình hình tệ hơn khá nhiều, khi ngoài PVS, TNG, PLC nhích nhẹ, thì còn lại đều giảm, với CEO, PVL, BII, VIG, VC7…giảm sàn, cùng nhiều mã lớn lao dốc đã khiến HNX-Index giảm gần 25 điểm, tương đương hơn 5,5%.
Sau nhịp lao dốc ở nửa đầu phiên về dưới 1.435 điểm, thị trường đã bật lên, thậm chí đã lên rất gần tham chiếu với số mã giảm sàn đã thu hẹp, sắc xanh cũng đã có thêm tại nhiều mã, nhưng phần lớn đóng góp đến từ nhóm ngân hàng, trong khi lực bán ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn còn rất lớn và chỉ cần dòng bank chững lại sau đó đã khiến VN-Index thêm một nhịp lùi bước, kết phiên mất hơn 8 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 127 mã tăng và 335 mã giảm (41 mã giảm sàn), VN-Index giảm 8,21 điểm (-0,57%), xuống 1.444,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 438 triệu đơn vị, giá trị 13.239,4 tỷ đồng, giảm 13% về khối lượng và 6% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 25 triệu đơn vị, giá trị 1.007 tỷ đồng.
Nhóm bluechip nỗ lực cao, khi chỉ số VN30-Index tăng điểm, dù mức tăng chỉ hơn 0,2% đã góp sức lớn cho chỉ số chung VN-Index không giảm sâu.
Trong đó, nhóm trụ cột ngân hàng là nhân tố chính, với STB +4,1% lên 33.950 đồng, BID +2,2% lên 44.600 đồng, MBB +1,7% lên 30.000 đồng, HDB +1,4% lên 29.400 đồng. Các cổ phiếu khác ngoài TPB giảm nhẹ thì cũng đều kết phiên tăng điểm. Trong đó, STB khớp lệnh cao nhất nhóm và đồng thời cũng dẫn đầu HOSE với hơn 25,3 triệu đơn vị.
Ngoài nhóm ngân hàng thì một số cổ phiếu lớn đóng góp thêm là GAS +2,2% lên 106.900 đồng, PDR +1,4% lên 87.700 đồng, VJC +1,2% lên 122.000 đồng.
Ở chiều ngược lại, POW, SSI, GVR mất điểm lớn nhất, lần lượt -3,6%, -2,5% và -2,4%.
Các sắc đỏ khác còn tại VIC, HPG, BVH, MSN, VHM, PNJ…dù mức giảm chỉ trên dưới 1%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mọi thứ vẫn rất ảm đạm, đặc biệt ở nhóm bất động sản, khi hàng loạt cổ phiếu vẫn giảm sàn như HQC, DLG, SCR, TTB, CKG, CTI, TDC, PHC, ITC, HDC, C32, FCN, DIG, BCE… thanh khoản thuộc top cao nhất HOSE với khối lượng khớp lệnh từ 0,46 triệu đến hơn 13 triệu đơn vị.
Nhóm FLC vẫn đồng loạt nằm sàn, với lượng dư bán giá sàn tại FLC là hơn 50 triệu đơn vị, ROS dư bán hơn 80 triệu đơn vị, AMD dư bán hơn 18,6 triệu đơn vị, HAI dư bán sàn 14,6 triệu đơn vị.
Liên quan đến FLC, sáng nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có thông báo quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT FLC với số tiền 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng, do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC.
Ở những nơi khác, GEX, ITA, LCG, HHS, ASM, JVC, QBS, SAM…và nhiều mã khác tuy đã thoát được mức giá sàn, nhưng vẫn còn giảm sâu trên dưới 6%, trong đó, GEX khớp lệnh cao thứ hai trên sàn với 19,7 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, vốn cũng chịu áp lực rất lớn trong vài phiên gần đây tiếp tục đỏ lửa, dù rằng đà giảm của nhiều mã đã thu hẹp, với VND -3,9% xuống 64.400 đồng, VIX -6,8% xuống 26.650 đồng, FTS -5,6%, VCI -4,2%, HCM -2,1%, TVS -2,7%, BSI -6,6%, SGR -6,6%, CTS nằm sàn tại 38.550 đồng, và ORS là cổ phiếu duy nhất bật lên tăng 1,8% tại 22.600 đồng.
Trái lại, một số cổ phiếu nhóm dầu khí ngược xu hướng thị trường nhờ giá dầu thô đang leo cao, ngoài GAS nêu trên, PLX +1,1% thì PVD +4,7% lên 33.500 đồng, PXS +2,3% lên 11.050 đồng, PVT nhích 0,7%.
Trên sàn HNX, các trụ đỡ, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn không phát huy tác dụng mà trái lại, còn nới rộng đà giảm đã khiến HNX-Index lao dốc, để mất hơn 5%.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 41 mã tăng và 185 mã giảm (23 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 23,13 điểm (-5,19%), xuống 422,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 57,7 triệu đơn vị, giá trị 1.486,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,69 triệu đơn vị, giá trị 46,2 tỷ đồng.
Như đã đề cập, các cổ phiếu lớn mất điểm mạnh, với cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn là THD giảm sàn -10%, tương tự là L14 -10%, CEO -10%, NVB -7,1%, IPA -7,9%, IDC -4,3%, SHS -4,9%, MBS -3,6%...
Nhóm cổ phiếu giảm sâu khác còn tại ART, LIG, BII, TTH, VIG, SCI, KLF, VKC, SD9, khi đều giảm sàn.
Các cổ phiếu DL1, AMV, TVC, APS, NDN, KVC, S99, LAS mất từ hơn 3% đến hơn 6%...
Điểm sáng hiếm hoi là PVS, khi +3,2% lên 28.900 đồng, với khối lượng khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 8,49 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng lao dốc từ sớm với sắc đỏ bao phủ phần lớn bảng điện tử.
Lác đác một vài cổ phiếu còn tăng ở nhóm thanh khoản cao là OIL +3,1% lên 19.900 đồng, PFL +0,8%, DTE +0,4%. Trong khi BSR phiên này giao dịch sôi động nhất với 6,9 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng chỉ có giá tham chiếu tại 23.600 đồng.
Những mã giảm sâu đáng kể là G36 -13% xuống 18.000 đồng, KHB -11,7% xuống 6.800 đồng, CDO -11% xuống 6.500 đồng…
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 1,55 điểm (-1,42%), xuống 107,81 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42,6 triệu đơn vị, giá trị 858,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 18,2 triệu đơn vị, giá trị gần 469 tỷ đồng, trong đó, phần lớn là hơn 16 triệu cổ phiếu SGB, trị giá hơn 326 tỷ đồng.
Nguồn Tinnhanhchungkhoan.vn
https://tinnhanhchungkhoan.vn/giao-dich-chung-khoan-phien-sang-18-1-cho-dong-tien-bat-day-post289643.html
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Mở ra cơ hội cho thị trường tìm lại điểm cân bằng và phát triển bền vững