Trong phiên hôm qua, sau nửa đầu phiên giao dịch khá ảm đạm, ảnh hưởng bởi ngày đáo hạn phái sinh, thậm chí có lúc VN-Index đã giảm về gần 1.270 điểm. Tuy nhiên, lực cầu nhập cuộc dần vào cuối phiên, hướng vào nhóm bất động sản, trong khi các cổ phiếu ngân hàng có sự đồng thuận cao đã giúp VN-Index bật tăng trở lại lên trên 1.285 điểm khi đóng cửa.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 18/10, thị trường tiếp nối đà tăng từ khá sớm nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, kéo VN-Index lên trên 1.290 điểm. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng đã là nhóm có sức hút nhất với dòng tiền khi trong 11 mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE có tới 10 mã ngân hàng. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng là chính, nên nhóm cổ phiếu vua chưa thể bứt mạnh lên để kéo VN-Index lên mốc 1.300 điểm.
Trong khi đó, các nhóm ngành khác cũng ít biến động. Có lẽ sẽ lại tiếp tục là một phiên sáng giao dịch thận trọng, tìm kiếm tín hiệu của dòng tiền để có những quyết định nhanh hơn trong phiên chiều của nhà đầu tư.
Áp lực dần phân hóa cao trên bảng điện tử, trong khi nhóm ngân hàng không có nhiều thay đổi đã khiến VN-Index sau nửa đầu phiên ngập ngừng trên 1.290 điểm đã đảo chiều lùi dần về tham chiếu và kết phiên chỉ còn tăng không đáng kể.
Chốt phiên sàng, sàn HOSE có 162 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index tăng 0,47 điểm (+0,04%), lên 1.286,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 331 triệu đơn vị, giá trị 7.196,2 tỷ đồng, tăng 43% về khối lượng và 31% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 33,1 triệu đơn vị, giá trị 470,4 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng nhạt nhòa và cũng đã xuất hiện nhiều cổ phiếu đảo chiều giảm, dù mức giảm không đáng kể. Theo đó, những cái tên như VCB, BID, TCB, SHB, STB, HDB, VIB, SSB duy trì sắc xanh nhạt, trong khi TPB, CTG, MBB, ACB, VPB giảm điểm nhẹ.
Mặc dù vậy, ngân hàng vẫn là nhóm hút dòng tiền nhất, khi gần như toàn bộ top hơn 10 cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn đều thuộc về nhóm này, với TPB và VPB dẫn đầu khi có hơn 18,3 triệu và 19,6 triệu đơn vị khớp lệnh, các mã khác có từ 7 triệu đến hơn 14,1 triệu đơn vị.
Các bluechip khác ngoài nhóm ngân hàng cũng không có diễn biến nào đáng kể khi ít thay đổi về giá, với HPG, MWG, MSN, VJC giảm nhẹ, còn SSI, VHM, PLX. GVR tăng không đáng kể.
Nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ chỉ còn SMC nổi bật khi tăng trần lên 6.580 đồng, khớp hơn 0,54 triệu đơn vị và SZC +3,5% lên 38.950 đồng, khớp 2,5 triệu đơn vị. Các cổ phiếu HAX, CLC, FIT, PHC, TCR, TRC là những cổ phiếu còn lại trên sàn tăng hơn 2%.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong suốt cả phiên và tạm nghỉ trong sắc đỏ.
Chốt phiên, sàn HNX có 39 mã tăng và 63 mã giảm, HNX-Index giảm 0,12 điểm (-0,05%), xuống 230 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 17,2 triệu đơn vị, giá trị 335 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,52 triệu đơn vị, giá trị 137,1 tỷ đồng.
Nhóm các cổ phiếu lớn hoặc hút giao dịch nhất, ngoài VFS nhích gần 6% lên 14.200 đồng, khớp lệnh hơn 1,58 triệu đơn vị, thì phần còn lại không có thay đổi đáng kể nào.
Theo đó, MBS, IDC, DTD, TNG, DXP ghi nhận mức tăng nhẹ, trong khi CEO, TIG, PVS, VGS, VTZ, BVS giảm không đáng kể, cùng với đó là những cái tên SHS, MST, VC3, HJS, NRC, IDJ đứng giá tham chiếu, khớp từ 0,22 triệu đến 1,75 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index sau nhịp tăng khá tích cực vào giữa phiên cũng đã hạ nhiệt và kết phiên giảm nhẹ.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,02%), xuống 92,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18,1 triệu đơn vị, giá trị 190,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,54 triệu đơn vị, giá trị 99,8 tỷ đồng.
Hai cổ phiếu nhỏ LMH và GGG thu hút nhà đầu tư, khi tăng kịch trần lên 1.000 đồng và 4.300 đồng, khớp 0,3 triệu và 0,27 triệu đơn vị.
Cổ phiếu BVB phiên này vươn lên khớp lệnh cao nhất khi có hơn 4,07 triệu đơn vị và tăng 2,6% lên 12.000 đồng/