Giao dịch chứng khoán phiên sáng 3/3: Nhóm cổ phiếu thép khởi sắc
Đà tăng mạnh và dòng tiền dồi dào đến với nhóm cổ phiếu thép, trong đó nổi trội là bluechip HPG đang là điểm sáng trên thị trường, trong bối cảnh bảng điện tử tiếp tục phân hóa mạnh.
Trong phiên hôm qua, với việc Mỹ và đồng minh loại Nga khỏi SWIFT đã ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm ngân hàng.
Tại thị trường Việt Nam, dòng bank trên sàn cũng không phải ngoại lệ khi bị bán ra rất mạnh trong phiên hôm nay, trong đó khối ngoại bán ròng lớn.
Đây chính là nguyên do chính kéo VN-Index giảm hơn 13 điểm, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật là đường MA50 ở vùng 1.489 điểm.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 3/3, ngay khi mở cửa, VN-Index đã bật tăng hơn 10 điểm, tuy nhiên, áp lực bán gia tăng nhanh chóng trên diện rộng đã khiến chỉ số lùi dần về dưới 1.490 điểm.
Dù vậy, điểm sáng lớn nhất là nhóm cổ phiếu thép với HPG, HSG, NKG đang có khối lượng giao dịch cao nhất sàn HOSE, biên độ tăng cũng cho thấy sự vượt trội so với các nhóm ngành khác với mức tăng từ 4 đến hơn 5% mỗi mã, trong khi TLH, POM, SMC cũng nhích trên dưới 3,5%.
Trong đó, HPG bùng nổ với hơn 36 triệu đơn vị khớp lệnh, bỏ xa phần còn lại trên thị trường và cũng đang là bluechip đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với gần 2 điểm tăng, giúp chỉ số bật lên trên ngưỡng 1.490 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Thông tin tích cực đến HPG có lẽ đến từ thông báo mới nhất từ Tập đoàn này, với sản lượng bán hàng thép xây dựng tháng 2 đạt 450.000 tấn, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ 2021 và tăng 17% so với tháng 1/2022.
Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG đạt 828.000 tấn, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2021.
Ở những nơi khác, một số cổ phiếu có tính đầu cơ cao nhận được dòng tiền mạnh và sớm tăng trần như OGC, PXI, TGG, SJF, PXS, PTL…
Đáng kể khác là hai cổ phiếu ngành đường là SBT và LSS, khi cũng tăng vọt lên mức giá trần tại 24.600 đồng và 14.900 đồng, trong đó, SBT hiện đang giao dịch sôi động chỉ thua bộ ba cổ phiếu thép nêu trên.
Giao dịch nhìn chung tích cực hơn khi độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng, ngay cả ở nhóm bluechip. Tuy nhiên, sự dè dặt của dòng tiền khiến VN-Index không thể nới đà tăng mà gần như chỉ đi ngang ngay trên 1.490 điểm khi kết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 253 mã tăng và 181 mã giảm, VN-Index tăng 5,94 điểm (+0,40%), lên 1.491,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 506,8 triệu đơn vị, giá trị 16.534,5 tỷ đồng, giảm 15% về khối lượng và 13% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 4,65 triệu đơn vị, giá trị 391,8 tỷ đồng.
nhóm cổ phiếu bluechip phần lớn biến động nhẹ, ngoại trừ một vài cổ phiếu như HPG +3,5% lên 48.550 đồng, PLX +2% lên 62.700 đồng, GVR +1,7% lên 36.000 đồng, HDB +1,5% lên 27.750 đồng, trong khi các sắc xanh khác tại MSN, VIC, FPT, ACB, VPB, GAS…đều chỉ tăng chưa đến 1%.
Ở chiều ngược lại, giảm sâu nhất là VJC, nhưng cũng chỉ mất 1,7% xuống 142.500 đồng, MBB -1,2%, PNJ -1%...còn BID, MWG, TPB, VHM, VNM đứng tham chiếu.
Sáng nay, nhóm cổ phiếu thép là tâm điểm của dòng tiền, trong đó, HPG nêu trên nhích 3,5% và khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,1 triệu đơn vi, cao nhất thị trường.
Cổ phiếu HSG theo ngay sau với hơn 13,9 triệu đơn vị khớp lệnh, và tăng 4,3% lên 41.350 đồng, NKG +3,9% lên 48.750 đồng, khớp 9,77 triệu đơn vị, TLH +3% lên 20.900 đồng, khớp hơn 3,2 triệu đơn vị, POM +2,8% lên 14.900 đồng, khớp 1 triệu đơn vị, SMC +2,4% lên 42.000 đồng, khớp 0,43 triệu đơn vị.
Ngoài thép, thì nhóm cổ phiếu vận tải, logistics cũng bật tăng mạnh mẽ với VOS, VSC, GMD, HAH, MHC, VTO, VIP, đều đã tăng kịch trần.
Các mã khác như TCO +6,5% lên 20.550 đồng, ILB +5,8% lên 33.500 đồng, PVT +5,4% lên 27.400 đồng, VNL +5,1% lên 26.900 đồng, GSP +5% lên 15.750 đồng, TCL +5% lên 42.950 đồng,
Trong đó, PVT khớp tới hơn 10,3 triệu đơn vị, GMD khớp hơn 6,2 triệu đơn vị, VOS khớp hơn 4,37 triệu đơn vị…
Một số cổ phiếu hàng hóa như nông nghiệp, mía đường thu hút dòng tiền mạnh, với SBT, LSS, BAF, TNC đều đã tăng hết biên độ, ABS +4,9% lên 25.700 đồng, với SBT phiên này khớp tới hơn 11,3 triệu đơn vị.
Ở các cổ phiếu vừa và nhỏ khác, sắc xanh có tại TSC, ITA, HNG, ROS, HQC, DLG, FIT, ASM, OGC, AAA, TCH, TTF,…nhưng phần lớn mức tăng chỉ trên dưới 1%, trừ ASM, khi vọt 4,2% lên 18.700 đồng và OGC tăng kịch trần +7% lên 11.500 đồng.
Trái lại, HAG, POW, KBC, APG, PVD, DXG, HBC, CII, VCG, HHV chìm trong sắc đỏ, trong khi FLC, SCR, LDG, FCN đứng giá tham chiếu, khớp từ 1,86 triệu đến 8,57 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng từ sớm và dù có chững lại đôi chút vào giữa phiên, nhưng đã lấy lại sức bật sau đó nhờ sắc xanh chiếm ưu thế hơn, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu hút dòng tiền.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 137 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index tăng 4,04 điểm (+0,91%), lên 446,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 72,6 triệu đơn vị, giá trị 2.163,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,1 triệu đơn vị, giá trị 35,3 tỷ đồng.
Ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn, ngoài PVS, KLF, LAS đứng tham chiếu và TVC, CEO, MBG giảm điểm nhẹ, thì còn lại đều tăng.
Trong đó, đáng kể là PVC, NBC và TC6, khi đều tăng kịch trần. Tăng mạnh khác có TNG +7,9% lên 36.800 đồng, BII +6,7% lên 14.400 đồng, DVG +7,4% lên 14.500 đồng, TVD +7,6% lên 19.800 đồng, các mã TAR, BCC, PVL nhích trên dưới 5,5%.
Thanh khoản phiên này PVS cao nhất với 7,42 triệu đơn vị, TNG khớp 4,87 triệu đơn vị, BII khớp 4,11 triệu đơn vị, IDC khớp 3,92 triệu đơn vị, DVG khớp 2,47 triệu đơn vị…
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index sau nửa đầu phiên rung lắc, cũng đã bật lên nhanh chóng về cuối phiên với các mã tăng chiếm trọn nhóm cổ phiếu thanh khoản cao.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,52 điểm (+0,46%), lên 112,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 59,4 triệu đơn vị, giá trị 1.231,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,74 triệu đơn vị, giá trị 78,8 tỷ đồng.
Cặp đôi dầu khí BSR và OIL giảm, nhưng cũng chỉ giảm nhẹ 1,7% và 0,5%, trong đó, BSR khớp lệnh cao nhất UpCoM với 8,11 triệu đơn vị khớp lệnh.
Phần còn lại với VHG, VGT, SBS, PAS, TVN, PVP, QNS, LMH, DDV, PFL, SGP, CST, KHB…đều kết phiên tăng, đáng kể khác là PXT khi tăng kịch trần +14% lên 10.600 đồng.
Theo TNCK
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giao-dich-chung-khoan-phien-sang-3-3-nhom-co-phieu-thep-khoi-sac-post292157.html
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại