Giao dịch chứng khoán phiên sáng 8/2: Nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở nhóm ngân hàng
Tâm lý hứng khởi của phiên khai Xuân tan khá nhanh, khi thị trường phân hóa mạnh ngay từ sớm và dòng tiền có xu hướng thăm dò, tìm kiếm cơ hội ở các mã ngân hàng, đặc biệt ở nhóm có vốn hóa vừa.
Trong phiên hôm qua, tâm lý mua bán giá cao đầu năm lấy may đã giúp thị trường có phiên khai Xuân khá tưng bừng. Nhóm vận tải biển, hàng không, cùng các mã bất động sản nhỏ đua nhau dậy sóng, có thời điểm đã kéo VN-Index vượt 1.500 điểm. Tuy nhiên, rung lắc diễn ra trên vùng giá cao về cuối phiên đã khiến VN-Index hạ để mất mốc 1.500 điểm khi đóng cửa.
Dù mở hàng phiên giao dịch đầu năm (Âm lịch) khá tốt nhưng sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn nguyên vẹn với thanh khoản toàn thị trường đạt mức thấp, giá nhiều cổ phiếu tăng chủ yếu là do nhà đầu tư hạn chế bán giá thấp chứ không đến từ lực mua mạnh mẽ.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 8/2, giao dịch đã phản ánh đúng hơn tâm lý đó khi thị trường có sự phân hóa khá rõ, đặc biệt ở nhóm bluechip khiến VN-Index giằng co, rung lắc với diễn biến đảo chiều liên tục quanh tham chiếu với biên độ thấp. VIC tiếp tục là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index khi tiếp tục giảm điểm sau phiên sụt giảm khá mạnh ngày khai Xuân.
Dòng tiền nhìn chung vẫn tập trung ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi những ACB, MBB, STB, LPB, MBB, TCB, VPB, OCB, CTG đang nằm trong top thanh khoản cao nhất thị trường, dù mức tăng phần lớn chưa thực sự cao chỉ trên dưới 2%, trừ ACB, khi vọt gần 4% và đang có khối lượng giao dịch cao nhất HOSE với hơn 20 triệu đơn vị khớp lệnh sau hơn 1 giờ giao dịch.
Tuy nhiên, nhóm ngân hàng cũng thiếu sự đồng thuận khi tăng giảm đan xen, VCB sau chuỗi tăng vượt đỉnh trước Tết đang có dấu hiệu test lại đỉnh cũ hồi tháng 7/2021 ở mức giá khoảng 91.000 đồng/CP. Ngược lại TCB đang cố gắng bứt phá khỏi vùng kháng cự mạnh 54.000 đồng/CP.
Trong nhóm cổ phiếu trụ, HSG và HPG có sức bật khá tốt khi đang nỗ lực vượt trở lên đường trung bình giá 20 ngày (MA20). Riêng Hòa Phát đang có những thông tin kinh doanh khá tích cực từ thị trường xuất khẩu mới là Italy. Nhóm cổ phiếu thép đang nằm ở vùng giá thấp nhất trong khoảng 8 tháng liên tiếp sau đợt giảm giá mạnh từ vùng đỉnh hồi tháng 10/2021.
Trong nhóm cổ phiếu nóng, dòng cổ phiếu nhà FLC cũng hút thanh khoản, dù sức bật cũng chỉ khoảng bằng một nửa so với sắc tím phiên hôm qua.
Đáng chú ý khác là DIG, khi gần như là cổ phiếu duy nhất ngược dòng thị trường giảm sàn trong phiên khai Xuân, đã tiếp tục chịu lực bán lớn và tiếp tục giảm hết biên độ trong phiên sáng nay.
Giao dịch không có thêm diễn biến nào đáng kể ở nửa sau của phiên đối với VN-Index, khi tiếp tục giằng co, rung lắc nhẹ và kết phiên tăng điểm khiêm tốn dù chạm 1.500 điểm. Nhưng thanh khoản có sự gia tăng đáng kể và dòng tiền trở lại nhóm thép là điểm nhấn đáng chú ý.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 268 mã tăng và 171 mã giảm, VN-Index tăng 2,63 điểm (+0,18%), lên 1.500,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 458 triệu đơn vị, giá trị 13.997,5 tỷ đồng, tăng gần 30% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 22,8 triệu đơn vị, giá trị 793 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu bluechip phân hóa mạnh và phần lớn tăng, giảm với biên độ trên dưới 1% như sắc xanh tại STB, POW, PLX, TCB, MWG, FPT, SAB, VJC…và ngược lại là VNM, GAS, KDH, MBB, TPB, PNJ, VCB...
Còn lại một số biến động mạnh, như VIC -4,4% xuống 87.200 đồng, trở thành gánh nặng lớn nhất cho chỉ số với hơn 3,7 điểm tiêu cực tác động đến VN-Index.
Ở chiều ngược lại, HPG và VPB là hai cổ phiếu nâng đỡ chỉ số, với HPG +4,8% lên 45.100 đồng, VPB +3,4% lên 37.550 đồng. Cùng với đó, ACB và GVR cũng là hai cổ phiếu góp thêm phần tích cực với mức tăng 2,9% và 2,5%. Trong đó, ACB là cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao nhất nhóm VN30 với 24,6 triệu đơn vị và cũng lớn nhất HOSE.
Không chỉ ACB, các mã ngân hàng khác cũng hút giao dịch với thanh khoản cao trong top HOSE như VPB với 15,3 triệu đơn vị khớp lệnh, MSB khớp 14,5 triệu đơn vị, MBB khớp 12,7 triệu đơn vị, STB khớp 10,2 triệu đơn vị, các cổ phiếu SHB, CTG, OCB, TCB, LPB khớp từ 4,8 triệu đến 9 triệu đơn vị.
Dù vậy, không phải mã nào cũng tăng mạnh đi kèm, ngoài MSB +2%, OCB +3,8%, trong khi LPB chỉ nhích nhẹ và SHB đứng tham chiếu.
Ở những nơi khác, nhóm cổ phiếu thép dậy sóng, ngoài HPG +4,8% nêu trên thì HSG, NKG đều tăng kịch trần, còn TLH +6,4% lên 19.000 đồng, POM +6,4% lên 14.150 đồng, SMC +6,1% lên 37.450 đồng, với HSG và NKG khớp lệnh tốt nhất với 6,3 triệu và 5,7 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu họ FLC không còn duy trì sức hút như phiên hôm qua, nhưng vẫn tăng khá với khối lượng khớp lệnh cao, như FLC +2,5% lên 12.150 đồng, khớp hơn 18,3 triệu đơn vị, chỉ đứng sau ACB.
Các mã ROS +3,4% lên 7.840 đồng, AMD +5% lên 6.060 đồng, HAI +3% lên 5.890 đồng.
Cùng với đó là sắc tím tại một số cổ phiếu như VHC, CSV, KHP, QBS, VPH, HID, NHH, IDI, VOS, DHA, CMX, ITA.
Ở chiều ngược lại, DIG là cổ phiếu giảm sâu nhất khi lùi về giá sàn -6,9% xuống 63.800 đồng, khớp hơn 6,46 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn hơn 1,1 triệu đơn vị.
Tương tự là NHA, khi cũng giảm hết biên độ -7% xuống 54.600 đồng, khớp hơn 0,18 triệu đơn vị.
Một số giảm sâu khác còn có CTD -4,5%, TGG -4,5%, CII -5,1%, HBC -6,2%, NBB -6,8%.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chịu áp lực lớn từ sớm do nhóm cổ phiếu lớn gây sức ép khi đa số đều giảm, thậm chí giảm mạnh như CEO, L14.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 103 mã tăng và 94 mã giảm, HNX-Index giảm 1,23 điểm (-0,29%), xuống 418,1 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 36,9 triệu đơn vị, giá trị 1.073,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 11,8 triệu đơn vị, giá trị 229 tỷ đồng.
Như đã đề cập, các mã lớn gây sức ép là CEO -9,7% xuống 50.400 đồng, L14 giảm sàn -10% xuống 307.800 đồng. Ngoài ra, KSF, PVS, IPA, MBS cũng điều chỉnh.
Phần còn lại không đủ sức gánh dù sắc xanh bao phủ SHS, VCS, THD, PHP, SCG…khi phần lớn chỉ xanh nhạt, trừ phần nào đó là IDC +4% lên 65.100 đồng, TNG +3,4% lên 30.500 đồng, LAS +4,5% lên 16.100 đồng…
Thanh khoản phiên này CEO dẫn đầu sàn với 6,65 triệu đơn vị khớp lệnh, KLF khớp 4,8 triệu đơn vị, PVS khớp 1,89 triệu đơn vị, SHS khớp 1,68 triệu đơn vị…
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index nhích lên từ sớm và duy trì ở xung quanh mức đỉnh trong phiên.
Ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao nhất, ngoài BSR, SBS, CDO, DDV dừng chân ở tham chiếu, ABB, OIL, PAS giảm, thì còn lại đều tăng.
Trong đó, tăng mạnh nhất là hai cổ phiếu thép là TIS +13,6% lên 12.500 đồng và TVN +9,4% lên 15.100 đồng. Ngay sau đó là VTD +8,5% lên 19.200 đồng, PFL +7,4% lên 10.100 đồng…
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,62 điểm (+0,56%), lên 111,37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,4 triệu đơn vị, giá trị 550,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,78 triệu đơn vị, giá trị 50,1 tỷ đồng.
Nguồn Tinnhanhchungkhoan.vn
https://tinnhanhchungkhoan.vn/giao-dich-chung-khoan-phien-sang-8-2-nha-dau-tu-tim-kiem-co-hoi-o-nhom-ngan-hang-post290831.html
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại