Giao dịch chứng khoán sáng 14/1: Nhóm "bất động" sản đã bớt trắng sàn
Thị trường dần ổn định hơn sau màn giảm khá mạnh đầu phiên, trong đó nhóm bất động sản là tâm điểm khi hàng loạt mã đã thoát được giá sàn, thậm chí hồi phục tích cực.
Nhóm cổ phiếu bất động sản phiên sáng nay đã bớt "bất động" như phiên ngày hôm qua, tuy nhiên lực cầu vẫn khá dè dặt khiến thanh khoản giảm so với các phiên trước. Mặc dù vẫn có hơn 300 mã giảm điểm trên HOSE đến thời điểm gần 11h, nhưng mức giảm điểm chung của thị trường là không lớn.
Trong sáng nay, một số room, nhóm đầu tư đã dự báo khả năng có đà phục hồi trong phiên chiều nên khuyến nghị nhà đầu tư không bán tháo bằng mọi giá và cho rằng đây là cơ hội để tái cơ cấu danh mục tốt.
Diễn biến thị trường phiên sáng nay dường như đang diễn ra theo kịch bản đó khi lượng cung cổ phiếu giá thấp, trừ nhóm bất động sản vẫn còn hơn 20 mã giảm sàn trên HOSE đã bớt đi. Tuy vậy, tâm lý nhà đầu tư đầu tư vẫn khá thận trọng khi các nỗ lực kéo điểm của thị trường khá khó khăn, dù nhóm trụ vẫn diễn biến tích cực.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay không còn giữ "sứ mệnh" níu đà rơi của thị trường khi đã có những gương mặt mới là VNM, POW, VIC,... Trên thực tế thì nhóm ngân hàng dù giá khá hấp dẫn do chủ yếu giao dịch tích lũy nhiều tháng qua, nhưng trong một thị trường vẫn còn nhiều e dè thì việc kéo giá mạnh dễ dẫn đến hiện tượng chốt lời của các nhà đầu tư đã có lãi nên đà tăng khó có thể kéo dài.
Thực tế thì phiên hôm qua, BID và CTG dù có lực mua rất lớn nhưng lượng bán ra ở giá cao cũng không nhỏ khiến BID không thể giữ được mức giá trần cuối phiên và tương tự CTG cũng buộc phải hạ độ cao dù đã phá đỉnh ngắn hạn 35.000 đồng/CP.
Tâm điểm của thị trường sáng nay vẫn là nhóm cổ phiếu bất động sản, nhiều mã nóng bị bán sàn 2 phiên trước HQC, SCR, DIG, ITA, KHG… đã mang màu đỏ, thậm chí một số mã hồi phục mạnh như VCG, NLG, TCH… tăng trên 2%, PDR, KBC xanh nhạt, HBC tăng 5,53%...
Về mặt kỹ thuật, VN-Index sau khi test thành công ngưỡng hỗ trợ mạnh ở vùng 1.480 điểm và cắt xuống dưới đường MA20 ở khu vực 1.495 điểm đã phục hồi tích cực về cuối phiên để vượt trở lại đường này. Tuy nhiên các chỉ báo kỹ thuật khác đang cho xu hướng thiếu khả quan như MACD tiếp tục cắt sâu xuống, khối lượng giao dịch đạt thấp,...
Chốt phiên sáng, sàn HOSE chỉ có 153 mã tăng (8 mã tăng trần) và 312 mã giảm (14 mã giảm sàn), chỉ số VN-Index giảm 0,85 điểm (-0,06%) xuống 1.495,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 506 triệu đơn vị, giá trị gần 14.155 tỷ đồng, giảm 23,1% về khối lượng và 29% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 14,79 triệu đơn vị, giá trị 734,3 tỷ đồng.
Nhóm VN30 phiên sáng nay giao dịch không mấy tích cực khi nhiều mã bị bán ra và quay đầu giảm như TCB, MSN, HPG, ACB, VPB, BVH, HDB… giảm nhẹ trên dưới 1%. Cổ phiếu bất động sản NVL có mức giảm sâu nhất khi để mất 1,7% và chốt phiên đứng tại mức giá 82.100 đồng/CP.
Trong khi đó, sau 4 phiên giảm mạnh liên tiếp, cổ phiếu POW đã hồi phục với độ rộng lớn nhất trong nhóm VN30 khi chốt phiên tăng 4,4% lên mức 17.650 đồng/CP.
Tuy nhiên, lực đỡ chính nâng đỡ thị trường là các mã VRE, VNM, VCB, GVR có mức tăng quanh biên độ 1%. Ngoài ra, một số mã lớn khác như CTG, PLX, SAB, SSI, GAS, VHM, VIC nhích nhẹ.
Xét về nhóm ngành, sau 2 phiên khởi sắc liên tiếp, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bị chốt lời trong phiên sáng nay. Nhiều mã như TCB, VPB, ACB, VIB, HDB, SSB, SHB, OCB, MSB, EIB đều quay ra điều chỉnh với biên độ giảm chủ yếu trên dưới 1%, ngoại trừ SHB và EIB giảm hơn 2%. Chỉ còn một số mã như VCB, BID, CTG, TPB nhích nhẹ hay MBB, STB đứng giá tham chiếu.
Ở nhóm chứng khoán, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế hơn nhưng đang có những tín hiệu khởi sắc khi các mã lớn như HCM, SSI, VND hồi nhẹ, hay VCI, FTS, AGR lấy lại mốc tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu thép sau phiên nhích nhẹ hôm qua đã nhanh chóng trở lại xu hướng điều chỉnh. Các mã HPG, HSG, NKG, POM, SCM, TLH ghi nhận mức giảm trên dưới 1%.
Nhóm bất động sản tiếp tục phát đi những tín hiệu tích cực. Bên cạnh các mã đầu ngành như VIC, VHM, THD hồi nhẹ, nhiều mã tăng tốt như HBC có thời điểm kéo trần thành công và chốt phiên tăng 6,76%, VCG tăng gần 3,5%, TCH tăng 4,17%, KBC tăng 1,23%, CTD tăng 2,81%, NLG tăng 4%...; hay các mã LDG, DIG, SCR… đã thoát giá sàn và có thời điểm khởi sắc xanh.
Không chỉ nhóm bất động sản, nhiều mã vừa và nhỏ khác trên thị trường cũng đã hồi phục thành công. Đặc biệt là HAG, lực cầu mạnh đã nhanh chóng giúp cổ phiếu này leo lên mức giá trần và chốt phiên đứng tại mức 14.950 đồng/CP với khối lượng gần 20,88 triệu đơn vị và dư mua trần gần 9 triệu đơn vị.
Trong khi đó, người anh em cùng họ là HNG đã thoát sắc xanh mắt mèo và chốt phiên chỉ còn giảm 1,8%, đứng ở mức giá 11.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt 30,68 triệu đơn vị. Ngoài ra, các mã khác như GEX, HQC, LDG, DLG… cũng bớt trắng sàn.
Trên sàn HNX, sự trở lại của nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường hồi phục tích cực dù sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo.
Chốt phiên sáng, HNX-Index tăng 4,31 điểm (+0,94%) lên 465,14 điểm với chỉ 92 mã tăng (8 trần), trong khi có 138 mã giảm (11 mã sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 59,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.800 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,83 triệu đơn vị, giá trị 106,92 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, cổ phiếu bất động sản LHC dù không giữ được sắc tím nhưng vẫn là mã tăng mạnh nhất, đạt 9,6% và chốt phiên đứng tại mức giá 153.800 đồng/CP.
Đáng chú ý là L14 có màn quay xe khá ngoạn mục khi từ mức giá sàn đã hồi phục và tăng vọt lên sát trần. Chốt phiên, L14 tăng 9,5% lên mức 433.600 đồng/CP.
Bên cạnh đó, một số mã lớn trong nhóm bất động sản đã tiếp sức cho đà tăng của thị trường như IDC tăng 2,3%, đặc biệt KSF tăng 9,82% và có thời điểm tăng kịch trần…
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu giảm sâu nhất trong rổ HNX30 là PVB khi để mất 4,1%, tiếp theo là LAS giảm 4%, TAR giảm 2,7%, DDG giảm 2,6%...
Cũng như nhiều mã khác trên thị trường, cổ phiếu CEO cũng đã thoát trạng thái nằm sàn khi chốt phiên chỉ còn giảm nhẹ 0,4%, thậm chí có thời điểm hồi phục sắc xanh. Đây cũng là mã tăng khoản tốt nhất thị trường, đạt hơn 8,92 triệu đơn vị.
Ngoài ra, các mã ACM,PVL, BII cũng bớt trắng sàn, trong khi DL1, LIG, HHG, HUT, TTH… đã khởi sắc trở lại, thậm chí DL1 có thời điểm tăng kịch trần.
Trên UPCoM, thị trường đã thu hẹp biên độ giảm về cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,79 điểm (-0,71%), xuống 111,87 điểm với 104 mã tăng (17 trần), trong khi có 290 mã giảm (17 sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 100,88 triệu đơn vị, giá trị 1.024 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,26 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 20,22 tỷ đồng.
Các cổ phiếu vừa và nhỏ PVX, VHG, HVG, DCS, AVF, DPS… đã thoát nằm sàn nhưng chốt phiên vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu.
Trong đó, cổ phiếu PVX có thời điểm tăng kịch trần nhưng chốt phiên giảm 1,3% xuống 7.900 đồng/CP và khớp lệnh lớn nhất sàn, đạt 13,27 triệu đơn vị; VHG giảm 1,8% xuống 10.800 đồng/CP và khớp hơn 11 triệu đơn vị…
Bên cạnh đó, nhiều mã lớn như ACV, VEA, BSR, VGI, MSR, MCH… vẫn giao dịch trong sắc đỏ với mức giảm chủ yếu trên dưới 1%.
Nguồn Tinnhanhchungkhoan.vn
https://tinnhanhchungkhoan.vn/giao-dich-chung-khoan-sang-14-1-nhom-bat-dong-san-da-bot-trang-san-post289417.html
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Mở ra cơ hội cho thị trường tìm lại điểm cân bằng và phát triển bền vững