Năm thứ 3 liên tiếp, chứng khoán thế giới có mức tăng hai con số
Thị trường chứng khoán toàn cầu chốt năm 2021 tiếp tục với mức tăng hai con số trong năm thứ ba liên tiếp.
Chỉ số cổ phiếu FTSE All-World đã tăng 16,7% vào năm 2021 so với mức tăng 14,1% vào năm 2020, nhưng thấp hơn mức tăng đột biến 24% vào năm 2019, một năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19.
Các nhà đầu tư bước vào xu hướng tăng giá năm 2021 với việc vắc xin bắt đầu được tung ra thị trường và nhu cầu bị dồn nén dẫn đến sự phục hồi kinh tế.
Diễn biến chỉ số FTSE All World |
Các chính sách hỗ trợ từ nhiều ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới, cùng các gói kích thích của chính phủ đã giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán lên cao hơn.
Dù tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng trong vài tháng cuối năm do kế hoạch rút lại gói hỗ trợ của các ngân hàng trung ương, cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron, nhưng thị trường chứng khoán đã vượt qua những phiên biến động và xu hướng tăng vẫn chưa bị làm chệch hướng.
Kristina Hooper, Trưởng chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco cho biết: “Chính sách tài khóa, kích thích tiền tệ và tung ra vắc xin đã trở thành những cỗ máy mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán”.
Những điều kiện thuận lợi giúp doanh thu của doanh nghiệp phục hồi từ những khoản lỗ phát sinh vào năm 2020 khi đại dịch đè nặng lên hoạt động kinh tế.
Các công ty đã hưởng lợi khi nhu cầu vượt quá nguồn cung từ sự mở cửa trở lại của nền kinh tế toàn cầu.
Sự gia tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu đặc biệt thể hiện rõ rệt ở Mỹ. Chỉ số S&P 500 đã tăng gần 27% trong năm 2021, dẫn đầu là cổ phiếu năng lượng tăng với mức tăng gần 50% khi giá dầu tăng, tiếp theo là cổ phiếu bất động sản tăng hơn 40%.
Tuy nhiên, các cổ phiếu công nghệ lớn nhất vẫn là những cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của chỉ số S&P 500. Sáu công ty hàng đầu đóng góp vào thành tích của S&P 500 đều là những cổ phiếu công nghệ lớn, dẫn đầu là Microsoft và Apple, hai công ty lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường lần lượt là 2.500 tỷ USD và 2.900 tỷ USD và lần lượt tăng 51% và gần 34% trong năm 2021.
Các cổ phiếu công nghệ cũng tiếp tục đẩy các thị trường lên cao hơn, dẫn đến mức tăng 22% cho chỉ số Stoxx 600 châu Âu.
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản cũng có một năm tăng trưởng mạnh mẽ với chỉ số Topix tăng 10,4%, so với mức tăng chưa đầy 5% vào năm 2020.
Tuy nhiên, trái ngược với mức tăng mạnh mẽ ở các thị trường phát triển, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm hơn 14%. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm hơn 5%.
Sự sụt giảm đã góp phần trong mức giảm 5,3% của chỉ số MSCI các thị trường mới nổi. Trong khi đó, một chỉ số tương tự từ MSCI không bao gồm chứng khoán Trung Quốc đã tăng hơn 9%.
Đến năm 2022, các nhà đầu tư vẫn lạc quan một cách thận trọng về tiềm năng cổ phiếu tiếp tục xu hướng tăng.
Các trường hợp nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng trên khắp thế giới trong bối cảnh lo ngại về mức độ ảnh hưởng của biến thể mới có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị hàng hóa và hiệu quả hoạt động của công ty. Thị trường chứng khoán biến động chóng mặt sau sự xuất hiện của biến thể Omicron nhấn mạnh tâm lý lạc quan có thể bị lung lay như thế nào trước những thay đổi bất ngờ của đại dịch.
Đồng thời, các hạn chế chính sách tiền tệ mang lại một số yếu tố khó lường cho năm nay.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất ba lần vào năm 2022 để giảm bớt áp lực lạm phát. Fed cũng vạch ra kế hoạch vào tháng 12 vừa qua để tăng gấp đôi tốc độ rút lại chương trình mua trái phiếu trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng.
Tuy nhiên, một số chiến lược gia cho biết sự gia tăng nhanh chóng của giá cổ phiếu so với các loại tài sản khác có nghĩa là sức hấp dẫn của chúng sẽ vẫn còn trong năm mới.
“Tôi nghĩ sẽ có một đợt thị trường chứng khoán điều chỉnh vào cuối quý I. Nhưng không gì có thể ngăn cản đà tăng của cổ phiếu trong giai đoạn đầu năm”, Andrew Brenner, trưởng bộ phận thu nhập cố định quốc tế tại National Alliance Securities cho biết.
Nguồn Tinnhanhchungkhoan.vn
https://tinnhanhchungkhoan.vn/nam-thu-3-lien-tiep-chung-khoan-the-gioi-co-muc-tang-hai-con-so-post288586.html
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Mở ra cơ hội cho thị trường tìm lại điểm cân bằng và phát triển bền vững