Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng mạnh trong tháng 9-2024
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tăng 22,2% (tương ứng tăng 3.344 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.
Cụ thể, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 9-2024 đạt 18.405 chiếc, tương ứng trị giá đạt 378 triệu USD. Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng trước đạt 15.061 chiếc với trị giá đạt 299 triệu USD.
Trong tháng 9-2024, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là nhập khẩu Thái Lan với 8.479 chiếc; nhập từ Indonesia với 7.080 chiếc và nhập từ Trung Quốc với 2.348 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này đạt 17.907 chiếc, chiếm tới 97,3% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam.
Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 9-2024 đạt 18.405 chiếc. Ảnh minh họa: internet |
Xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong tháng 9 có 15.227 chiếc, được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá đạt 267 triệu USD, chiếm tới 82,7% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Với kết quả này, số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tháng tăng 19,2% (tương đương tăng 2.451 chiếc) so với tháng trước. Trong khi đó, xe ô tô trên 9 chỗ ngồi trong tháng 9 chỉ có 2 chiếc xe xuất xứ Trung Quốc làm thủ tục nhập khẩu vào nước ta.
Tháng 9, lượng xe ô tô tải làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào nước ta là 1.752 chiếc, với trị giá đạt 51,9 triệu USD; tăng mạnh 29,7% về lượng và tăng 41,5% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, có 1.282 chiếc xe xuất xứ từ Thái Lan, tăng 32,7% so với tháng trước và có 384 chiếc xe xuất xứ từ Trung Quốc, tăng 4,1%.
Với xe ô tô loại khác (xe ô tô chuyên dụng), trong tháng 9 các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 1.424 chiếc xe với trị giá khai báo là 58,7 triệu USD, tăng 55,5% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, có 1.332 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc, tăng 67,1% so với tháng trước và chiếm tỷ trọng 92% tổng số xe loại này nhập khẩu về Việt Nam.
Biểu đồ lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong 9 tháng của năm 2023 và 9 tháng của năm 2024. |
Tính chung lũy kế trong 9 tháng năm 2024, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam là 124.983 chiếc, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 102.579 chiếc, tăng 35,3% và ô tô vận tải là 10.830 chiếc, giảm 11,2%.
Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9-2024 có 448 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta, tăng 5,2% so với tháng trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng qua có xuất xứ rất đa dạng, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 132 triệu USD, tăng 2,8% so với tháng trước; từ Hàn Quốc với 87,4 triệu USD, tăng 8,3%; từ Thái Lan với 67 triệu USD, tăng 20,6%; từ Nhật Bản với 59,5 triệu USD, tăng 31,5%; từ Ấn Độ với 41,4 triệu USD; giảm 2,2% và từ Indonesia với 27,7 triệu USD, giảm 21,8% so với tháng trước. Tính chung, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 6 thị trường này đạt 416 triệu USD, tăng 7% và chiếm tỷ trọng 93% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong tháng qua.
Tính chung lũy kế trong 9 tháng của năm 2024, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 3,37 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11/2024: Một nhà băng tăng mạnh, cán mốc 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/11/2024: Agribank 'vô địch' nhóm Big4 kỳ hạn ngắn
- Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?
- Fed tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán lập đỉnh
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/11/2024: Ngân hàng Big4 liên tục tăng lãi huy động
- Hơn 1,2 triệu tỷ trong Quỹ BHXH: Là số dư sổ sách, không phải tiền ở tài khoản
- Giá USD ngân hàng diễn biến trái chiều