Phiên đầu tuần, VN-Index mất mốc 1.250 điểm
, lực bán gia tăng, đặc biệt là tại cổ phiếu lớn, đã khiến chỉ số VN-Index giảm hơn 10 điểm, mất mốc 1.250 điểm.
Diễn biến của chỉ số VN-Index ngày 4-11. Ảnh chụp qua màn hình
Trên sàn thành phố Hồ Chí Minh, sau giờ mở cửa, thị trường hiện sắc xanh. Tuy nhiên, chỉ ít phút sau, lực bán xuất hiện và gia tăng tại cổ phiếu lớn đã khiến chỉ số đại diện sàn về mức tham chiếu và giảm điểm. Khi chỉ số VN-Index mất mốc 1.250 điểm, áp lực bán càng mạnh hơn khiến thị trường giảm nhanh hơn. Hết giờ giao dịch sáng, VN-Index hạ 9,06 điểm, xuống 1.245,83 điểm.
Sang phiên chiều, nhà đầu tư tiếp tục ưu tiên lệnh bán, vì thế, thị trường không có lúc nào le lói sắc xanh. Chốt phiên, VN-Index dừng tại mức 1.244,71 điểm, giảm 10,18 điểm (-0,81%). VN30-Index giảm 12,98 điểm (-0,98%), còn 1.312,64 điểm.
Phần lớn các ngành giảm điểm, trong đó, vận tải, ngân hàng, phần mềm, nguyên vật liệu, đồ gia dụng và cá nhân, dịch vụ chuyên biệt và thương mại giảm trên 1%.
Đi ngược thị trường trong phiên này là các nhóm ngành phần cứng, viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ tiêu dùng, xe và linh kiện, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm.
Sắc đỏ chiếm phần lớn trên bảng giao dịch điện tử khi có tới 287 mã giảm giá, số mã tăng giá chỉ là 93. Tại nhóm VN30, cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 6 lần tăng giá (24 mã và 4 mã).
Tác động mạnh đến sự đi xuống của thị trường là mã lớn nhất thị trường VCB khi mã này lấy đi tới gần 1,4 điểm từ chỉ số VN-Index; kế đến là VPB với 0,85 điểm, GVR (0,71 điểm), FPT (0,64 điểm). REE, KBC, CTG, FTS… là những mã hỗ trợ đáng kể cho thị trường.
Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước, đạt gần 16.000 tỷ đồng. Thanh khoản tăng khi thị trường giảm cho thấy sức cung vượt trội. Tuy nhiên, bên mua không đặt mua ở giá cao nên thanh khoản không tăng mạnh.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khá mạnh. Khối này mua gần 1.353 tỷ đồng và bán xấp xỉ 2.026 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, tổng giá trị giao dịch đạt gần 800 tỷ đồng. Chốt phiên, HNX-Index dừng ở mức 224,45 điểm, hạ 0,96 điểm (-0,42%); HNX30-Index về mức 481,96 điểm sau khi hạ 2,47 điểm (-0,51%).
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Mở ra cơ hội cho thị trường tìm lại điểm cân bằng và phát triển bền vững