So sánh tư duy phản biện với tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và tư duy logic
Một trong những kĩ năng được đánh giá cao trong giới hàn lâm tri thức là tư duy phản biện, hay còn được gọi là “critical thinking”, và điều này không chỉ giới hạn lại ở phạm vi học thuật;
Một trong những kĩ năng được đánh giá cao trong giới hàn lâm tri thức là tư duy phản biện, hay còn được gọi là “critical thinking”, và điều này không chỉ giới hạn lại ở phạm vi học thuật; ngay cả chính phủ, các công ty, tập đoàn kinh doanh toàn cầu đều săn tìm những người sở hữu khả năng này. Đặc biệt hơn nữa là trong ngữ cảnh thời đại thông tin hiện nay, tầm quan trọng của tư duy phản biện được đề cao hơn bao giờ hết tại một thời điểm mà con người dường như đang chìm ngập trong biển kiến thức nhưng lại khô khan một lối suy nghĩ đúng đắn.
Chính vì vậy, cũng không lấy làm lạ khi một loạt các quyển sách tự lực xoay quanh vấn đề này được viết ra và xuất bản hàng năm – quyển nào dường như cũng đều đính kèm một hứa hẹn rằng sẽ giúp người đọc thu được kĩ năng “critical thinking” – như là một phần thưởng cuối được tiết lộ sau quá trình đọc. Hệ thống các trường đại học cũng không là ngoại lệ trong việc cố gắng đáp ứng nhu cầu này, với những khoá học được thiết kế dành riêng cho việc hình thành và cải thiện khả năng suy nghĩ của học sinh.
Mục đích của bài viết học thuật này nhằm giải thích khái niệm tư duy phản biện là gì, và so sánh nó với những loại hình tư duy, lập luận khác mà tư duy phản biện thường bị đánh đồng hoặc bị nhầm lẫn với.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện, dựa trên nhiều định nghĩa được công nhận sẵn, có thể được hiểu là một sự tổng hợp các kĩ năng quan sát, giải thích, phân tích, suy luận, đánh giá và siêu nhận thức (metacognition) – kĩ năng cuối này được định nghĩa bởi từ điển Oxford là sự nhận thức được và hiểu được quá trình hình thành suy nghĩ của chính bản thân, được dùng chủ yếu trong lĩnh vực tâm lý học.
Các nhà giáo dục thường hiểu tư duy phản biện đều có ít nhất ba đặc tính chung sau:
- Nó được thực hiện với mục đích giúp người tư duy đưa quyết định về những gì nên làm hay nên tin vào.
- Người tham gia vào lối tư duy này đang cố gắng đạt được chuẩn mực về sự đầy đủ và chính xác phù hợp với suy nghĩ.
- Lối tư duy phải đáp ứng các chuẩn mực về sự thích đáng ở mức ngưỡng – những chuẩn mực đó bao gồm:
- Clarity: sự rõ ràng trong việc hiểu những thứ mà ta tìn vào, và cơ sở cho những niềm tin đó
- Precision: xác định đúng đối tượng của việc phân tích để tránh lan man, đi vào trọng tâm và để có thể đạt được kết quả mong muốn
- Accuracy: sử dụng thông tin chính xác và thích đáng cho lập luận, gần nhất với sự thật.
- Relevance: những thông tin và ý tưởng được bàn luận phải liên quan một cách logic đến vấn đề, tránh việc lạc đề.
- Consistency: lập luận nên nhất quán xuyên suốt, tránh sự tự mâu thuẫn.
- Logical correctness: sự hợp lí trong cả kết luận và cơ sở lập luận.
- Completeness: tư duy mang tính sâu sắc và kỹ lưỡng, tránh những suy nghĩ, phán xét nông cạn.
- Fairness: sự khách quan, khoáng đạt trong tư duy và tránh những thành kiến, định kiến mà làm bóp méo suy nghĩ.
Tư duy phản biện không phải là một đích đến cuối cùng, mà là một quá trình tiếp diễn, một thói quen tự sửa tự chữa của trí óc mà giúp cho những người viết học thuật hiểu rằng việc tư duy, suy nghĩ được kết cấu như thế nào, những tác nhân trong cuộc sống nào mà ảnh hưởng chiều hướng suy nghĩ của ta, và lợi thế và giới hạn của ngôn ngữ dược sử dụng trong việc bày tỏ những suy nghĩ đó.
Điều khó khăn về tư duy phản biện là việc phải chấp nhận rằng tư duy phản biện không phải là về những câu trả lời, mà là về phương thức dẫn đến việc hình thành câu trả lời đó.
Với một cách định nghĩa thông thường định sẵn như trên, một người suy nghĩ theo đúng lối tư duy phản biện sẽ không chấp nhận liền câu trả lời đó. Thay vì vậy, họ sẽ đào sâu thêm vào định nghĩa này, đem nó thử nghiệm, phân tích và đánh giá để có thể chắc chắn về sự rõ ràng của định nghĩa này.
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí