Thị trường chứng khoán tháng 8 biến động mạnh, hồi phục theo mô hình chữ V
- Theo báo cáo thị trường chứng khoán của CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS), chỉ số VN-Index đã có 8/2024 tháng đầy biến động khi giảm mạnh vào đầu tháng, xuống vùng đáy gần nhất 1.180 điểm. Sau đó tạo đáy và tăng theo mô hình chữ V lên vùng 1.280 - 1.290 điểm.
Các chuyên gia của VFS nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có lực cầu hồi phục khi có phiên bùng nổ tại vùng 1.240 - 1.250 điểm nhưng lại có phần đuối dần khi chạm vùng đỉnh cũ.
Về thanh khoản, VFS cho rằng, giá trị giao dịch tính đến ngày 31/7 đạt 323,9 nghìn tỷ, sụt giảm 7,4% so với tháng trước. Thanh khoản của hầu hết các phiên đều khá thấp khi thị trường tăng nhanh, nhà đầu tư vẫn còn khá dè dặt và lo sợ. Dòng tiền chỉ bắt đầu vào trở lại khi có phiên bùng nổ xác nhận.
Theo dõi diễn biến nhóm ngành, VFS chỉ ra, trong một nhịp tăng với thanh khoản thấp thì hầu hết các nhóm ngành đều luân phiên tăng trở lại, nhóm các cổ phiếu ngành dầu khí, hóa chất, công nghệ, viễn thông, cao su đều tăng nhẹ 1 - 2%.
Thị trường chứng khoán tháng 8 biến động mạnh, hồi phục theo mô hình chữ V. Ảnh: T.L |
Nhóm bất động sản đóng vai trò dẫn dắt ngay từ khi thị trường tạo đáy với nhịp tăng 5,1% trong tháng 8. Các cổ phiếu bị giảm mạnh nhất như DXG, PDR, VHM... nhanh chóng và hồi phục trở lại. Tuy nhiên, các thông tin về những cuộc thanh tra kiểm tra vào cuối tháng của DIG đã khiến nhóm ngành ngừng nhịp tăng ngắn hạn.
Nhóm bán lẻ vẫn tiếp tục là cái tên được nhắc đến và có thể đây sẽ là nhóm tăng bền nhất trong năm 2024 khi động lực đến từ kinh tế hồi phục, cơ cấu kinh doanh và tập trung phát triển. Những cái tên được nhắc đến vẫn là MWG, MSN và PNJ.
Nhóm cổ phiếu ngành thép vẫn là nhóm bị giảm mạnh nhất. Nguyên nhân có thể đến từ việc giá thép tại Trung Quốc liên tục giảm và nguy cơ suy thoái của ngành thép Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Trong bối cảnh áp lực bán có dấu hiệu gia tăng và nhiều khả năng VN-Index sẽ quay lại kiểm định vai trò hỗ trợ của vùng 1.250 - 1.260 điểm, chứng khoán VFS đưa ra khuyến nghị, nhà đầu tư vẫn nên giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình 50 - 60% và theo dõi thêm diễn biến giá tại vùng 1.270 - 1.280 điểm để đánh giá rủi ro của thị trường./.
Dự báo kịch bản thị trường VFS đưa ra như sau: Kịch bản 1: Áp lực bán suy yếu, các thông tin tích cực thúc đẩy thị trường sau kỳ nghỉ lễ dài. Một cây nến tăng khẳng định xu hướng với thanh khoản lớn vượt kháng cự 1.290 – 1.300 điểm. Kịch bản 2: VN-Index điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ gần nhất 1.250 - 1.260 điểm khi động lực đến từ phía cầu vẫn tiếp tục yếu.
|
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại