Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tiếp tục bùng nổ
VN-Index tăng hơn 10 điểm; Tiền rẻ, lo vốn chảy vào lĩnh vực rủi ro; Thị trường trái phiếu nửa cuối năm: Áp lực đáo hạn còn lớn; Sàn niêm yết vắng gương mặt mới; Talkshow "Quản lý tài sản đầu tư theo chu kỳ kinh tế"; Kinh tế Mỹ tăng tốc bất chấp dự báo về khả năng suy thoái…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 28/7 giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra và hiện đứng ở mức 66,65 – 67,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 24,9 USD xuống 1.946,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục nhẹ lên 1.950 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 100,70 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.744 đồng/USD, tăng 8 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.520 – 23.860 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ về 29.300 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,38 USD (-0,47%), xuống 79,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,46 USD (-0,55%), xuống 83,78 USD/thùng
VN-Index tăng hơn 10 điểm
Thị trường sau những phút rung lắc, giằng co đã được đẩy mạnh và trở lại với ngưỡng cản 1.200 điểm và tiếp tục nới đà tăng khi lực cầu cải thiện ở nhóm cổ phiếu bluechip.
Mặc dù có đôi chút khó khăn khi có thời điểm chỉ số đã để mất mốc trên, nhưng đã bật hồi mạnh mẽ và ghi nhận phiên tăng điểm ấn tượng hơn 10 điểm, xác lập vùng đỉnh trong ngày và cũng là vùng đỉnh mới của năm khi tiến gần hơn với mốc 1.210 điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 6,59 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 413,49 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 28/7: VN-Index tăng 10,34 điểm (+0,86%), lên 1.207,67 điểm; HNX-Index tăng 1,89 điểm (+0,8%), lên 237,54 điểm; UPCoM-Index tăng 0,27 điểm (+0,31%), lên 88,91 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giảm trong phiên thứ Năm (27/7), khi nhà đầu tư chốt lời sau chuỗi 13 phiên liên tiếp của Dow Jones.
Dow Jones giảm do chịu sức ép bởi đà giảm của cổ phiếu Honeywell giảm 5,7%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh vượt mức 4% cũng không giúp gì cho tâm lý thị trường.
Dữ liệu GDP mới nhất công bố vào ngày thứ Năm cho thấy tăng trưởng GDP nước Mỹ đạt 2,4% trong quý II/22023, cao hơn dự báo tăng 2% từ các chuyên gia kinh tế.
Báo cáo GDP cũng cho thấy áp lực giá đang suy giảm, với chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 2,6% trong quý , thấp hơn so với dự báo tăng 3,2%.
Kết thúc phiên 27/7: Chỉ số Dow Jones giảm 237,40 điểm (-0,67%), xuống 35.282,72 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 29,34 điểm (-0,64%), xuống 4.537,41 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 77,17 điểm (-0,55%), xuống 14.050,11 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm, sau thông báo chính sách được theo dõi chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,4% xuống 32.759,23 điểm. Chỉ số giảm 0,2% xuống 2.290,61 điểm.
Trong cuộc họp chính sách kết thúc ngày 28/7, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ nguyên lợi suất mục tiêu của trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở mức 0%, nhưng nói rằng biên độ dao động +/-0,5% giờ đây chỉ còn là một ngưỡng tham khảo thay vì một giới hạn “cứng”, nhằm mục đích làm cho chính sách nới lỏng trở nên linh hoạt hơn. Lãi suất cho vay ngắn hạn được BOJ duy trì ở mức -0,1%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng và ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, sau khi Bộ Chính trị nước này cam kết sẽ triển khai hỗ trợ chính sách hơn nữa để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,84% lên 3.275,93 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,32% lên 3.992,74 điểm và tăng 4,5% trong tuần.
"Giọng điệu tương đối ôn hòa trong cuộc họp của Bộ Chính trị đã cải thiện tâm lý giới đầu tư, nhưng việc nhanh chóng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế sẽ là chìa khóa để duy trì động lực tăng điểm của thị trường", các nhà phân tích của Morgan Stanley nhận định.
Chỉ số phụ ngành bất động sản tăng 4,4% và tài chính tăng 4,7% và là hai nhóm dẫn đầu đà tăng hôm nay, sau khi Bộ trưởng Nhà ở Trung Quốc kêu gọi nỗ lực tăng cường phục hồi ngành với các biện pháp nới lỏng bao gồm: giảm tỷ lệ trả trước và lãi suất thế chấp cho những người mua nhà lần đầu và cho phép giảm thuế cho việc nâng cấp nhà, Tân Hoa Xã đưa tin.
Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt khi nhóm cổ phiếu công nghệ được cam kết tăng cường hỗ trợ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,41% lên 19.916,56 điểm và tăng 4,4% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,07% lên 6.808,47 điểm.
Các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông tăng 2,9% và tăng 8,8% trong tuần, trong bối cảnh các dấu hiệu chính sách hỗ trợ khu vực tư nhân.
Cổ phiếu trong hầu hết các lĩnh vực khác cũng tăng, với hàng tiêu dùng thiết yếu và ô tô tăng lần lượt 1,8% và 4,2%
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tại Hồng Kông tăng mạnh, nhờ cam kết của Trung Quốc để hỗ trợ lĩnh vực này và hồi sinh nền kinh tế rộng lớn hơn.
Các cổ phiếu như Tencent tăng 1,8%, Meituan tăng 4,3%, Baidu tăng 2,1%, JD.com tăng 1,3% và nhà sản xuất chip SMIC tăng 2,9%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, dẫn đầu bởi sự phục hồi của các nhà sản xuất pin, nhưng không đủ để xóa đi đà giảm trong tuần này sau đợt bán tháo lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài trong 16 tháng qua.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 4,51 điểm, tương đương 0,17% lên 2.608,32 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số này trong tuần giảm 0,06%, sau khi giảm 0,71% trong tuần trước đó.
Các công ty pin như LG Energy là Samsung SDI và SK Innovation lần lượt tăng 0,15% và 1,34%, trong khi POSCO Holdings tăng 4,21%.
"Chỉ số không thay đổi nhiều trong phiên, mặc dù bị ảnh hưởng một phần bởi sự thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và biến động của cổ phiếu pin", Seo Sang-young, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities, cho biết.
Khối ngoại đã mua ròng cổ phiếu trị giá 62,5 tỷ won (48,91 triệu USD) trong ngày. Tuy nhiên, trong tuần, họ đã bán ra gần 2,4 nghìn tỷ won giá trị cổ phiếu, nhiều nhất kể từ giữa tháng 3/2022, với cổ phiếu pin bị bán ròng lớn nhất.
Kết thúc phiên 28/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 131,93 điểm (-0,40%), xuống 32.759,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 59,25 điểm (+1,84%), lên 3.275,93 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 177,45 điểm (+1,41%), lên 19.916,56 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 4,51 điểm (+0,17%), lên 2.608,32 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tiền rẻ, lo vốn chảy vào lĩnh vực rủi ro
Rất nhiều nỗ lực đang được đưa ra để kích thích dòng tín dụng chảy ra nền kinh tế, nhưng những lĩnh vực đói vốn và có khả năng hấp thụ nhất hiện nay lại là các lĩnh vực rủi ro..>> Chi tiết
- Thị trường trái phiếu nửa cuối năm: Áp lực đáo hạn còn lớn
Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn lại trong năm 2023 ước tính 170.000 tỷ đồng, suy giảm đáng kể so với thời điểm kết thúc quý IV/2022 do việc chủ động mua lại trước hạn..>> Chi tiết
- Sàn niêm yết vắng gương mặt mới
Sáu tháng đầu năm, sàn HOSE chỉ đón 1 cổ phiếu niêm yết mới, trong khi sàn HNX khá khẩm hơn cũng chỉ có 3 “tân binh”..>> Chi tiết
- Talkshow "Quản lý tài sản đầu tư theo chu kỳ kinh tế"
Ngày 28/7, Báo Đầu tư phối hợp cùng Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức Talkshow với chủ đề "Quản lý tài sản đầu tư theo chu kỳ kinh tế". Talkshow có sự tham dự của Mr. Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital, đồng sáng lập Cộng đồng cố vấn tài chính Việt Nam, sáng lập nền tảng tài chính TOPI..>> Chi tiết
- Kinh tế Mỹ tăng tốc bất chấp dự báo về khả năng suy thoái
Bộ Thương mại Mỹ cho biết tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt 2,4% quý 2/2023, dù cho các nhà phân tích dự đoán tốc độ tăng trưởng chậm hơn
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại