Vùng nhiễu động
Sau phiên giao dịch tràn sắc đỏ vào hôm thứ Năm vì sự thắc thỏm của nhà đầu tư trước xung đột vũ trang Nga - Ukraine, thị trường đã khởi đầu phiên cuối tuần qua với khí thế hào hứng, chỉ số VN-Index có lúc gần lấy lại được những gì đã mất của phiên trước đó.
Nhưng càng về cuối phiên, áp lực bán lớn đã khiến con tàu VN-Index giảm tốc và chỉ còn tăng nhẹ 4 điểm, bằng 1/4 so với mức tăng cao nhất trong phiên.
Điều này hàm chứa điều gì, đó là tâm lý nhà đầu tư vẫn cẩn trọng và dòng tiền sau phiên hứng khởi bắt đáy đã có sự e dè trở lại khiến thanh khoản giảm xuống mức trung bình trong 2 tháng qua.
Nhìn nhận một cách khách quan, khi VN-Index dao động quanh ngưỡng 1.500 điểm, định giá không hẳn quá cao nhưng cũng không còn quá hấp dẫn.
Tính toán của Fiin Pro cho thấy, PE của thị trường hiện đạt 17,2 lần nhưng nếu bóc tách riêng nhóm phi tài chính đã lên tới 20x, P/B của nhóm ngân hàng cũng xấp xỉ 2,2 lần - tức là cao hơn khá nhiều so với quá khứ.
Để định giá xuống thấp hơn, tức là tăng trưởng phần trăm lợi nhuận của các doanh nghiệp phải đạt mức trung bình cao hơn PE trung bình của thị trường. Điều này là không dễ với tất cả các doanh nghiệp, dù rằng trên thị trường sẽ có những doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm nay.
Nếu nhìn về dòng tiền, có những ý kiến cho rằng năm 2022 chắc chắn thanh khoản sẽ cao hơn 2021 và những phiên giao dịch đầu năm này khó có thể nói nên xu hướng chung cho cả năm. Thậm chí, nhiều CTCK lớn còn xây dựng kế hoạch kinh doanh 2022 trên giả định thanh khoản thị trường đạt trung bình 30.000 tỷ đồng/phiên, cao hơn 22% so với năm trước.
Dù vậy, các số liệu thống kê cũng cho thấy có điểm đáng chú ý. Quý II/2021, dư nợ cho vay margin đến cuối kỳ đạt 226.300 tỷ đồng, cuối quý III đạt 144.800 tỷ đồng, cuối quý IV đạt 176.000 tỷ đồng; tương tự là số lượng tài khoản mở mới tăng khá đều đặn với lần lượt 363.600 - 336.200 và 576.600 vào quý IV/2021, nhưng thanh khoản thị trường lại giảm từ mức trung bình 26.000 tỷ đồng xuống 22.000 tỷ đồng vào cuối quý IV/2021.
Tại sao các con số lại không theo logic thông thường? Phải chăng là chất lượng tài khoản mở mới không quá đẹp như các thành viên thị trường lầm tưởng. Dữ liệu được một số quỹ thu thập cho thấy số dư tài khoản trên các tài khoản mở mới chỉ đạt vài triệu đồng, tương tự giá trị NAV của những tài khoản mở mới phần lớn vào khoảng vài chục triệu đồng. Như vậy là sức hấp dẫn của thị trường ở góc độ nào đó giảm bớt, chưa thu hút được dòng tiền lớn trở lại.
Lấy ví dụ ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong 2 tháng qua, đây là nhóm có diễn biến khá tích cực với nhiều phiên tăng - giảm đan xen, nhưng nhìn vào sự luân chuyển của dòng tiền có thể thấy rõ tiền chưa chảy vào nhóm này mạnh mẽ, thậm chí còn tiếp tục giảm nhẹ. Tất nhiên, trong cả rổ cổ phiếu, vẫn có những câu chuyện riêng gắn với M&A, với kế hoạch hút vốn chiến lược… của mỗi ngân hàng mà dòng tiền cân nhắc nặng nhẹ, nhưng xu hướng chung là chưa có một chuyển động nào đáng chú ý.
Có lẽ TTCK đang cần một cú huých để tác động đến tâm lý nhà đầu tư theo hướng tích cực, để kéo nhà đầu tư vào với kênh chứng khoán. Nhưng trước mắt vẫn sẽ là một khoảng thời gian tích lũy, dập dình và chuẩn bị cho một con sóng mới, như chủ đề được Đầu tư Chứng khoán chọn phản ánh trong Tiêu điểm số báo này.
“Mẻ lưới” cho năm 2022 đang đòi hỏi bản lĩnh và sự phân tích, lựa chọn thấu đáo hơn với tất cả các nhà đầu tư.
Theo TNCK
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/vung-nhieu-dong-post291863.html
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại