Đáo hạn phái sinh: Cổ phiếu thép gồng gánh chỉ số
- Phiên đáo hạn phái sinh tháng 7 khép lại với việc VN30-Index được kéo trở lại sắc xanh. Thanh khoản tăng nhanh trong phiên chiều, nhiều cổ phiếu lớn đảo chiều, nới rộng đà tăng giúp thị trường hồi phục.
VCB, VHM, MSN ghìm thị trường
Tuy vậy, VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ, do ảnh hưởng tiêu cực của VCB, VHM, MSN. VCB đóng cửa giảm 1,4% xuống 105.000 đồng. Nhóm ngân hàng ghi nhận sắc đỏ áp đảo, EIB giảm 3,2%. Loạt mã như STB, TCB, CTG, OCB, LPB cùng giảm giá.
VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ, do ảnh hưởng tiêu cực của VCB, VHM, MSN
Trong nhóm ngân hàng, HDBank vừa có báo cáo đáng chú ý về kết quả giao dịch cổ phiếu VietJet (VJC). Theo đó, HDBank đã bán xong 8 triệu cổ phiếu VJC tương ứng tỷ lệ 1,48% vốn điều lệ Vietjet Air như đã đăng ký. Qua đó, HDBank giảm sở hữu tại Vietjet Air từ mức 26,81 triệu cổ phiếu VJC tương ứng tỷ lệ 4,95% vốn điều lệ Vietjet Air xuống còn 18,81 triệu cổ phiếu VJC tương ứng tỷ lệ 3,47%. Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 28/6 đến ngày 11/7 bằng phương thức giao dịch thỏa thuận.
Gây áp lực lớn tới chỉ số chính còn là STB, MSN và SSI. Ba mã giảm mạnh nhất nhóm VN30 khi mất từ 1,4% đến 1,8%. Trong đó, SSI và STB khớp lệnh chỉ đứng sau HPG với 28,8 triệu và 27,2 triệu đơn vị.
Cổ phiếu chứng khoán điều chỉnh hàng loạt, với EVS, VCI, SHS, APG, MBS, SBS giảm giá. SSI giảm 1,75%, thanh khoản lên cao, hơn 805 tỷ đồng. Hôm nay cũng là hạn cuối các công ty chứng khoán công bố kết quả quý 2. SSI công bố lãi quý 2 tăng 27% nhưng giá cổ phiếu giảm nhẹ.
Ở chiều ngược lại, HPG là đầu kéo tích cực nhất, đóng góp hơn 1 điểm cho VN-Index. Thanh khoản cao nhất toàn sàn, giá trị hơn 857 tỷ đồng. Chỉ trong phiên chiều, 680 tỷ đồng đổ vào HPG chiều nay.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,17% (0,01%) xuống 1.172,81 điểm. HNX-Index tăng 1,6 điểm (0,69%) lên 233,07 điểm. UPCoM-Index tăng 0,52 điểm (0,6%) lên 87,65 điểm..
VN-Index đạt 1.340 điểm vào cuối năm?
Trong báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm 2023, Chứng khoán KIS xác nhận xu hướng tăng trung hạn. Chỉ số VN-Index dao động trong biên độ hẹp từ 1.020 đến 1.080 điểm từ tháng 1, cho thấy một giai đoạn tích lũy hoặc mẫu hình chữ nhật.
Cũng theo phân tích của Chứng khoán KIS, chứng khoán bắt đầu chu kỳ 3 năm thứ 8. Chu kỳ 3 năm thứ 7 của VN-Index đã được phân tích với 2 kịch bản có thể xảy ra: Kịch bản tăng giá và kịch bản giảm giá.
Trong kịch bản tăng giá, dự báo chỉ ra rằng đáy của chu kỳ 3 năm thứ 7 được hình thành vào T11/22. Điều này chỉ ra một xu hướng tăng mạnh sẽ xuất hiện trong nửa sau năm 2023.
Tuy nhiên, đáy của chu kỳ 3 năm thứ 7 trong kịch bản giảm giá vẫn chưa được thiết lập. Dự kiến nó sẽ xuất hiện trong giai đoạn từ T5/2023 đến T9/2023, dựa trên đáy của chu kỳ 1 năm trước đó vào T7/22. Vùng mục tiêu cho đáy chu kỳ 1 năm tiếp theo được dự đoán sẽ nằm trong khoảng 780-910 điểm.
Dù vậy, dựa trên các điều kiện hiện tại, kịch bản tăng giá đã có thể được xác nhận. Mục tiêu nửa cuối năm là vùng 1.260-1.340 điểm.
Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong nữa cuối năm 2023 như Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể đạt được mức tăng GDP tiềm năng là 5.5%.
Cụ thể những biện pháp này bao gồm: Chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc tăng cường đẩy mạnh đầu tư công. Điều này đã dẫn đến mức vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 20%. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các chính sách tiền tệ nới lỏng linh hoạt hơn bằng cách giảm lãi suất điều hành. Điều này đã dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm theo.
Chứng khoán KIS lưu ý, Áp lực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được dự báo sẽ tạo ra áp lực đáng kể lên hệ thống tài chính trong thời gian tới. Theo đó, tuy thanh khoản của thị trường đã có sự cải thiện nhẹ vào tháng 3 vừa qua, nhưng khối lượng phát hành vẫn còn thấp với giá trị phát hành chỉ vỏn vẹn 27.000 tỷ đồng.
Tình hình còn trở nên khó khăn hơn khi một số lượng đáng kể trái phiếu doanh nghiệp chuẩn bị đáo hạn từ tháng 6 đến tháng 8. Cụ thể, dự kiến sẽ có khoảng 35.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào tháng 6; 42.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào tháng 7 và 40.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào tháng 8.
Với mức thanh khoản hạn chế kể từ tháng 3 đến nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn ngày càng lớn trong việc đảm bảo đủ nguồn vốn để đáo hạn trái phiếu của mình. Bất động sản là ngành sẽ chịu áp lực tài chính lớn nhất do giá trị trái phiếu đáo hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số trái phiếu sắp đáo hạn. Cụ thể, chỉ tính riêng ngành Bất động sản, giá trị trái phiếu đáo hạn trong 7 tháng cuối năm đạt 109 nghìn tỷ đồng, chiếm 44.4% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn.
NGUON BAO KTDT
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức